Cách viết truyện ngắn tình yêu

  -  

Xin chào! Mình là Nguyễn Nga. Nếu các bạn từng lướt qua trang Google Play hẳn sẽ thấy rất nhiều truyện ngắn của mình với bút danh Nguyễn Nga.

Từ kinh nghiệm hơn 10 năm viết lách của mình, Nga xin chia sẻ đến các bạn mới bắt đầu với truyện ngắn, vài kinh nghiệm bỏ túi đơn giản. Bạn sẽ thấy rằng để viết một truyện ngắn không hề khó khăn như bạn nghĩ.

Xác định chủ đề trước khi viết

Trước khi bắt tay vào viết truyện ngắn, bạn cần phải xác định trước xem chủ đề mình muốn viết là gì:

-Chuyện tình yêu nam nữ: Tuổi mới lớn, học trò, trưởng thành…

-Chuyện tình cảm gia đình: Tình mẫu tử, phụ tử, con cái với cha mẹ….Bạn đang xem: Cách Viết Truyện Ngắn Tình Yêu

-Chuyện tình cảm anh chị em trong gia đình: Chị gái, anh trai, em trai…

-Chuyện về tình bạn bè: Bạn thân cùng giới, khác giới…

-Chuyện về cuộc sống: Cách đối nhân xử thế, những bài học từ kinh nghiệm bản thân….

Bạn đang xem: Cách viết truyện ngắn tình yêu


*

Trong cuộc sống có rất nhiều chủ đề để cho bạn lựa chọn viết truyện ngắn

Còn rất nhiều chủ đề hay, ý nghĩa và hấp dẫn trong cuộc sống của các bạn. Tùy vào trải nghiệm của bản thân để các bạn tìm cho mình một nhóm chủ đề phù hợp để viết nhé!

Riêng bản thân Nga những ngày đầu mới viết lách thì mình thường chọn khá nhiều chủ đề để viết. Vì mình nghĩ cách này sẽ giúp mình hiểu xem bản thân mình thật sự có thế mạnh và phù hợp với chủ đề nào nhất. Hoặc bạn có thể chọn viết một câu chuyện đan xen các chủ đề với nhau…

Đi tìm “giọng” văn cho chính mình

“Giọng văn” nói đơn giản là cách bạn chọn để kể câu chuyện mà bạn đang ấp ủ. Dù là truyện ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết, việc xác định giọng văn vô cùng quan trọng. Vì điều đó giúp bạn định hình “cá tính” văn chương của chính mình trong lòng độc giả. Một vài gợi ý về giọng văn mà bạn có thể tham khảo.


*

Xác định “giọng văn” của bạn định hình phong cách viết của bạn

-Giọng văn buồn, chuyên đi lấy cả lít nước mắt của độc giả

-Giọng văn hài hước hóm hỉnh, châm biếm hoặc hài theo kiểu đời thường cười giải trí

-Lối kể chuyện lạnh lùng, sắc sảo

-Lối viết bình dị đời thường, đơn giản dễ đọc, dễ hiểu…

Tìm ý tưởng câu chuyện ở đâu

Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, có rất nhiều câu chuyện xảy ra để bạn có thể dùng làm tư liệu viết. Từ chuyện trong nhà ngoài phố đến chuyện ở làng, ở bản…

Bạn có thể nghe ngóng những câu chuyện có thật ngoài đời từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp…Sau đó, bạn “thêm mắm, thếm muối” để biến thành một truyện ngắn cho riêng mình.


*

Nếu bạn chịu khó quan sát và để ý xung quanh bạn sẽ có nhiều câu chuyện để bạn viết

Bạn đọc báo, lướt mạng xã hội mỗi ngày cũng có nhiều câu chuyện để bạn khai thác làm truyện ngắn. Hoặc lấy từ chính vốn sống, những câu chuyện của chính mình từng trải qua để viết.

Ngoài ra, nhiều bạn chọn cách tưởng tượng ra những câu chuyện mới lạ theo ý mình. Điều này đòi hỏi bạn phải thật sáng tạo. Cách viết truyện ngắn của mỗi người sẽ mỗi khác nhau. Bạn có thể chọn cách nào phù hợp và dễ áp dụng cho mình nhất.

Xem thêm: Chị Dung Chia Sẻ Cách Làm Chả Giò Tôm Thịt Miền Bắc Ngon Chuẩn Vị Nhà Hàng

Tóm tắt truyện ngắn trong một câu

Sẽ có nhiều bạn thắc mắc vì sao phải tóm tắt truyện ngắn của chính mình, khi vốn dĩ như tên gọi, truyện đã ngắn rồi. Thật ra việc tóm tắt ngắn gọn câu chuyện mình muốn viết để kể cho người thân, bạn bè…xem phản ứng của họ ra sao?

Việc kể ra không chỉ giúp mình biết họ có thật sự yêu thích câu chuyện của mình không? Điều quan trọng nó giúp mình xác định trong truyện có bao nhiêu nhân vật.

Xem thêm: Dù Ngày Tháng Phôi Pha Ta Vẫn Không Cách Rời, Sheet Nhạc Bách Khoa Tphcm, Profile Picture


*

Điều thú vị khi bạn kể cho người khác nghe câu chuyện mình sắp viết là dò xem họ có thích không?

Thường theo mình thì cách viết truyện ngắn dễ nhất là bạn nên hạn chế số lượng nhân vật. Khoảng 1-2 nhân vật chính, phụ. Nhiều hơn nữa thì 3-4 nhân vật. Nhưng nếu bạn chọn quá nhiều, không xử lý hết sẽ làm nhân vật mờ nhạt. Câu chuyện bị loãng. Nên nghĩ trước tình cách, thoại, hoàn cảnh… cho nhân vật.

Phải xác định trước thông điệp của câu chuyện

Trước khi bắt tay vào viết truyện ngắn, việc đầu tiên mà mình nghĩ phải xác định trước đó chính là thông điệp của câu chuyện.

Sau khi đọc xong câu chuyện của mình, người đọc rút ra điều gì, đọng lại cái gì, suy nghĩ gì, muốn thay đổi gì…?


*

Mỗi câu chuyện bạn viết ra hy vọng sẽ giúp ai đó rút ra được một điều gì ý nghĩa

Câu chuyện ấy phải có ít nhất một ý nghĩa hay tác dụng nào đó đối với độc giả. Đừng để câu chuyện của bạn trở nên vô nghĩa. Vì dù bạn viết một mẩu truyện cười ngắn nho nhỏ thì ý nghĩa to đó là ít nhất bạn đã giúp người cười vui vẻ.

Trên đây là một vài chia sẻ cơ bản, nho nhỏ về cách viết truyện ngắn từ kinh nghiệm của Nguyễn Nga. Nếu yêu thích thể loại truyện ngắn, nhớ tìm đọc thêm truyện của Nguyễn Nga trên Google Play nhé! Và đừng quên để lại đánh giá, góp ý giúp Nga. Cảm ơn và mến chúc các bạn luôn yêu và viết được thật nhiều câu chuyện xuất sắc!!!