CÁCH HỌC CHỮ KANJI HIỆU QUẢ

  -  

Tiếng Nhật được xếp hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới. Chưa nói đến chuyện chia động từ hay cấu trúc dịch ngược ngạo, Kanji cũng trở thành “mối đe dọa” cho bất kì ai muốn làm bạn với tiếng Nhật. Nếu bạn vẫn loay hoay kiếm tìm một phương pháp tự học Kanji như thế nào đúng cách, hiệu quả nhất? Hãy thử những phương pháp sau nhé!

1. Lịch sử xuất hiện của Kanji, Hiragana, Katakana

1.1. Chữ Kanji và Hiragana 

Quay trở lại với tiếng Nhật: Tiếng Nhật ban đầu dùng chữ kanji để viết nhưng chữ kanji bộc lộ một số hạn chế, đó là trong khi tiếng Hán là tiếng đơn âm thì tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp vá phải ghép vài âm tiết mới thành một từ, và từ này khi chia quá khứ, hiện tại, tương lai thì lại khác nhau. Do đó họ phải thêm vào chữ Hiragana để tiện việc chia như vậy. Tiếng Nhật sử dụng kết hợp chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp, ví dụ với từ “ăn” sẽ có các từ sau:食べる:Ăn食べた:Đã ăn食べて:Hãy ăn (sai khiến)/ 食べている:Đang ăn食べられる:Bị ăn食べさせる:Bắt ăn / Cho ăn食べさせられる:Bị bắt ănBằng cách sử dụng chữ Kanji và Hiragana như trên hệ thống chữ viết tiếng Nhật vừa đơn giản, vừa dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của nó.

Bạn đang xem: Cách học chữ kanji hiệu quả

1.1.1. Chữ Hiragana được tạo ra thế nào?

Nếu là bạn thì bạn sẽ tạo ra chữ hiragana thế nào?Đây là cách mà người Nhật làm:Họ lấy chữ kanji mà có âm (kun’yomi hay on’yomi) bắt đầu bằng âm mà họ muốn tạo (ví dụ “to”, “ta”, …) rồi đơn giản hóa nó đi sao cho dễ viết.Ví dụ để tạo chữ “to” thì họ dùng chữ 止る (“tomaru”) và đơn giản hóa thành:止(とまる) → と

Các ví dụ khác:世(せ) → せ天(てん)→ て利(り)→ り安(あん)→ あ由(ゆ)→ ゆ太(た)→ た也(や)→ や

*
Tên gọi Hiragana (平仮名) gồm có “hira” (bình) và “gana” (giả danh, nghĩa là “tên mượn tạm”) có nghĩa là chữ mượn tạm bằng cách làm đơn giản hóa (làm bằng xuống).

1.1.2. Sao không sử dụng toàn bộ là chữ Hiragana cho đơn giản và đỡ phải học chữ kanji?

Lý do khá đơn giản:(1) Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ dễ dàng(2) Chữ Hiragana không sẽ khó đọc vì không biết từ bắt đầu và kết thúc ở đâu(3) Chữ kanji không hề khó học.

Các bạn hãy xem 2 câu sau:ははははなをかった。たかがはらはなかがわらえきでさんぽしていた。

Việc phân biệt từ nào với từ nào cũng đã là việc khá khó khăn và mất thời gian. Nếu sử dụng kanji thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều:母は花を買った。高河原は中河原駅で散歩していた。

1.1.3. Nhưng trong ngôn ngữ nói có dùng chữ Kanji đâu mà vẫn hiểu nhau?

Bởi vì ngôn ngữ nói có nhịp điệu và có sự ngắt âm phù hợp giúp người nghe có thể phân biệt rõ ràng các từ với nhau.Ví dụ câu trên có thể ngắt như sau:Haha wa, hana wo, katta.Takagahara wa, Nakagawara eki de, sanpo shite ita.Ngoài ra nhịp điệu trong ngôn ngữ nói là thứ quan trọng giúp truyền đạt điều muốn nói.

1.2. Chữ Katakana

Chữ Katakana (片仮名, kata (“phiến”, một phần) + tên tạm) là chữ được tạo ra bằng cách lấy một phần (kata) của chữ kanji để làm “chữ viết tạm Katakana”. Các bạn có thể xem bảng sau (thuộc trang web Wikipedia):

*
Chữ Katakana dùng để phiên âm tiếng nước ngoài (những chữ không có chữ kanji tương ứng) để khi đọc sẽ dễ hiểu hơn. Ví dụ:ベトナム:Việt Namオーストラリア:Australiaコミュニケーション:Communicationインターネット:Internetチョコレート:Chocolate (sô cô la)

Chữ Katakana dùng phiên âm tên riêng (tên địa danh, tên người) hay dùng phiên âm các thuật ngữ tiếng nước ngoài. Nếu viết bằng Hiragana thì sẽ rất khó hiểu vì người đọc sẽ tưởng đó là tiếng Nhật và cố suy diễn ra tiếng Nhật. Ví dụ nếu viết là:おおすとらりあ、こみゅにけえしょん、いんたなしょなるthì sẽ khó đọc hơn rất nhiều nếu biết trước đó là từ mượn từ tiếng nước ngoài:オーストラリア、コミュニケーション、インターナショナル

Chữ Katakana còn dùng để:(1) Nhấn mạnh:Chữ Katakana cũng như chữ viết hoa trong tiếng Việt, dùng để nhấn mạnh. Ví dụ:Anh ta là KẺ LỪA ĐẢO.彼はサギシです。(彼は詐欺師です。)

(2) Tên động vật:Con người: ヒト(人)Khỉ: サル(猿)Vịt: カモ(鴨)Vẹt: オウム(鸚鵡, anh vũ)Nhiều tên động vật không thể dùng chữ hán tự (kanji) hay phải dùng chữ kanji quá phức tạp nên tiếng Nhật thường dùng chữ Katakana khi viết tên động vật.

(3) Tên thực vật:Sắn: キャッサバ (cassava)Điều: カシューナッツ (cashew nuts)Mía: サトウキビ (砂糖黍)Cao su: ゴムの木Oải hương: ラベンダーBồ công anh: タンポポ(蒲公英, bồ công anh)Bách hợp: ユリ(百合, bách hợp)Cà chua: トマトKhoai tây: ポテトSen: ハス(蓮)Cà tím: ナス(茄子)

2. Phương pháp học Kanji

*

Tiếng Nhật được xếp hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới. Chưa nói đến chuyện chia động từ hay cấu trúc dịch ngược ngạo, Kanji cũng trở thành “mối đe dọa” cho bất kì ai muốn làm bạn với tiếng Nhật. Nếu bạn vẫn loay hoay kiếm tìm một phương pháp học Kanji như thế nào đúng cách? hiệu quả, hãy thử những mẹo nhỏ sau nhé!

2.1. Phương pháp 1

Phải viết nhiều. Khác với người học các ngôn ngữ khác, những người học tiếng Nhật ngoài việc cần làm cuốn sổ từ để học từ ra, họ còn phải nhớ cả chữ Kanji. Nếu không những chữ Kanji đã học dễ bị trở thành “chữ chết”, có nghĩa là nếu nhìn vào chữ đã học, người học biết được cách đọc, nghĩa của chữ đó nhưng lại không thể viết ra nếu không dựa vào từ điển. Điều này có lẽ chẳng khác gì người không biết chữ. Vì vậy, để có thể nhớ lâu, người học chỉ còn cách viết đi viết lại thật nhiều và cố gắng tránh ỷ vào từ điển điện tử. Ngay cả khi viết văn hoặc viết thư bằng tiếng Nhật thì người học cũng nên bỏ thêm thời gian để viết nháp bằng tay trước khi đánh trên máy tính vì tính thẩm mĩ của bài văn hay bức thư đó. Và, các giáo viên giảng dạy tiếng Nhật cũng nên yêu cầu học sinh nộp các bài tập, bài văn v.v…được viết bằng tay.

2.2. Phương pháp 2

Không viết và học từng chữ đơn lẻ. Ở giai đoạn mới bắt đầu học, do lượng chữ Kanji còn ít nên người học chỉ có học từng chữ. Nhưng khi đã học được lượng chữ Kanji tương đối (khoảng 2~3 trăm chữ trở lên), người học nên học bằng cách ghép các chữ lại với nhau. Chẳng hạn, khi học chữ “ 校 ” ta nên tìm những chữ Kanji có thể ghép được với chữ này để tạo thành một từ mới để học. Ví dụ có thể ghép thành các từ như: 学校 (trường học);高校 (trường trung học phổ thông);校長 (Hiệu trưởng);校則 (nội qui nhà trường);校庭 (sân trường) v.v… Hoặc chữ “安”ta sẽ có được những từ như: 不安(không yên tâm) 安易(dễ dàng) 安全(an toàn) 安静(yên tĩnh) v.v…

2.3. Phương pháp 3

Học theo cách đọc On-Kun của chữ Kanji và kết hợp với cách thứ hai. Mặc dù mượn chữ Kanji của Trung Quốc làm văn tự của nước mình nhưng trong quá trình sử dụng, người Nhật thấy chữ Kanji chưa đủ để diễn tả hết ý của mình nên họ đã tạo ra thêm cách đọc mới cho mỗi chữ Kanji. Vì vậy, thông thường mỗi chữ Kanji trong tiếng Nhật đều có hai cách đọc và được gọi là Onyomi (音読み) được dịch ra tiếng Việt là cách đọc theo âm Hán-Nhật và Kunyomi (訓読み) được dịch là đọc theo âm Nhật. Vì vậy, khi học chữ Kanji ta cũng nên học theo hai cách đọc của nó.

Ví dụ: chữ「明」sẽ tìm thấy cách đọc Onyomi là “Mei” và cách đọc theo Kunyomi là “Akarui”.

Chữ 「暗」có cách đọc tương tự là “An” và “Kurai”.

Chữ 「正」có cách đọc là “Sei”, “Sho” và “Tadashii”..…

Sau đó, dựa vào cách đọc theo Onyomi của mỗi chữ Kanji, người học tìm thêm những chữ Kanji khác để ghép chúng lại với nhau tạo thành một từ mới.

Ví dụ: dựa vào cách đọc Onyomi ta ghép hai chữ 「明」+「暗」lại với nhau sẽ được một từ mới là (明暗 : ánh sáng và bóng tối). Hoặc ghép từ 「決:có cách đọc là “けつ” và “きめる”」 với từ 「定:có cách đọc là “てい” và “さだめる” 」ta sẽ có thêm từ mới là 「決定 (けってい: sự quyết định」v.v…

Ngược lại, khi gặp một từ là danh từ ghép hoặc là danh động từ, sau khi đã nhớ được nghĩa của từ đó ta lại tách từ đó ra làm hai để tìm cách đọc theo Onyomi và Kunyomi của mỗi chữ Kanji.

Ví dụ: như một số từ dưới đây:

Từ「勉強:べんきょう」khi tách ra từng chữ ta có được kết quả như sau: chữ 「勉」sẽ có cách đọc theo Onyomi là 「べん」và 「めん」còn cách đọc Kunyomi là 「つとめる」. Chữ 「強」có cách đọc theo Onyomi là 「きょう」và đọc theo Kunyomi là「つよい: mạnh mẽ, khỏe, bền」và「しいる:cưỡng bức, áp đặt」

Từ「増加」, chữ「増」đọc theo Onyomi là「ぞう」còn đọc theo Kunyomi là「ふえる」「ふやす」「ます」

2.4. Phương pháp 4

Phân biệt âm đọc ngắn, dài qua Hán Việt

*

Cách thứ nhấtNhư chúng ta đã biết, cũng giống như Nhật Bản,trước đây người Việt Nam cũng sử dụng chữ Hán để làm văn tự của mình và, hiện nay cho dù người Việt đã chuyển sang sử dụng hệ chữ La Tinh song vẫn có trên một nửa số từ vựng được sử dụng theo âm Hán-Việt. Vì đều mượn chữ Kanji nên nếu chú ý, ta sẽ thấy không ít chữ Kanji khi được đọc theo Onyomi (âm Hán-Nhật) của người Nhật nó gần giống với âm Hán-Việt của người Việt cho dù là từ đơn hay từ ghép.

Ví dụ: như một số từ sau:Âm Hán-Việt Âm Hán-Nhật

+ Ám sát An-satsu

+ Độc lập doku ritsu

+ Quốc gia kok-ka

+ Vĩ đại I-đaiDo đó, nếu thuộc âm Hán-Việt, người học có thể dựa vào đó để suy ra cách đọc chữ Kanji đó theo cách đọc Onyomi của người Nhật trong những lúc không có từ điển bên cạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa là, nếu người học tiếng Nhật thuộc được âm Hán-Việt của mỗi chữ Kanji thì ở mức độ nào đó sẽ tránh được phát âm sai hoặc chọn sai từ khi tham gia các kì thi năng lực tiếng Nhật.

Ví dụ: từ 「主人」phát âm là “shujin” nghĩa là “chồng tôi”, nhưng nếu phát âm thêm một âm tiết “shuujin”thì sẽ trở thành một từ khác nghĩa hoàn toàn (tù nhân). Ngược lại, những từ có trường âm nhưng nếu phát âm thành ấm ngắn thì nghĩa của từ đó cũng khác đi. Ví dụ từ “喪失”nếu đọc đúng “sooshitsu” thì có nghĩa là “mất mát, thiệt hại” nhưng nếu đọc thành âm ngắn “soshitsu” thì lại chuyển thành nghĩa “tố chất” v.v…

Nhưng dùng theo cách này lại gặp phải vấn đề là, có nhiều trường hợp không tuân theo quy tắc này. Ví dụ, âm Hán-Việt của chữ “注” là “chú”, nếu theo quy tắc trên thì chữ Kanji này phải đọc là “ちゅ”bởi sau chữ “CH” chỉ có một âm tiết “u” nhưng nó lại được đọc theo âm dài là “ちゅう”. Vẫn chưa tìm ra được quy luật chính xác của những trường hợp ngoại lệ này nhưng, theo điều tra của tác giả thì hình như những chữ Kanji có nguyên âm U trong âm Hán-Việt thường không theo quy tắc trên và nhiều nhất là ở hàng “しゅ;しゅう”trong tiếng Nhật. Chẳng hạn với các từ sau:秀:しゅうTú 秋 しゅう Thu

宙 ちゅうTrụ 柔 にゅう Nhu

Cách thứ haiĐây là cách học thuộc lòng theo từng hàng phụ âm kết hợp với âm Hán-Việt. Đối với cách này, người học phải bỏ ra nhiều thì giờ hơn nhưng khi đã nhớ được thì rất có ích đối với việc học tiếng Nhật. Dưới đây là cách nhớ cách đọc âm ngắn hoặc âm dài được xếp theo 50 âm trong tiếng Nhật. Tuy nhiên xin lưu ý một điều là, cách nhớ này do tác giả nghiên cứu, tìm hiểu trên cuốn “漢和辞典”do nhà xuất bản 三省堂 phát hành năm 1996 và “Bảng tra chữ Hán tự và cách đọc theo âm Hán-Nhật” do Nhà xuất bản TÂN VĂN phát hành. Vì vậy trong các cuốn từ điển khác hay là trên sách, báo người học sẽ gặp những chữ Kanji khác đọc không đúng với cách này. Nhưng đó chỉ là các chữ Kanji không nằm trong 1945 chữ Kanji thông dụng theo qui định của Nhật, hoặc nó thuộc cách đọc đặc biệt trong tiếng Nhật. Ví dụ, chữ “富:ふ”âm Hán-Việt là “phú” nên đọc theo âm ngắn là đúng với qui tắc. Song có trường hợp khi ghép thành một từ, chữ này lại có cách đọc theo âm dài là “ふう”. Chữ “喪:Tang” trong từ điển có cả cách đọc là “も”nhưng đây không phải là cách đọc theo “Onyomi” mà là cách đọc theo “Kunyomi”. Hoặc chữ “柔:Nhu”có hai cách đọc là “じゅ”và “にゅう”. Như vậy, nếu đọc theo cách một là đúng với qui tắc suy cách đọc theo âm Hán-Việt. Những điểm nêu trên có lẽ chính là nguyên nhân của những trường hợp không theo qui tắc của âm Hán-Việt.

Hàng か

ア.「きゅ」và 「ぎゅ」Tất cả các chữ ở hàng này đều là âm dài “Kuu” nên không cần để ý đến âm Hán-Việt.

イ.「きょう」と「ぎょう」Ở hàng này vì không thấy có trường hợp ngoại lệ nên cũng dễ nhớ.

Ví dụ: 居 (Cư)kyo 巨 (Cự)kyo 挙 (Cử) Kyo 御 (Ngự) Gyo

京 (Kinh) Kyoo 興 (Hưng) Kyoo 協 (Hiệp) kyoo

教 (Giáo) Kyoo 業 (Nghiệp) Gyoo 仰 (Ngưỡng) Goo

ウ.「こ」「こう」と「ご」「ごう」 Trong cách đọc âm ngắn, có lẽ chỉ có chữ 「誇:こ」là trường hợp ngoại lệ vì âm Hán-Việt “Khoa” có hai âm tiết ở đằng sau. Trong cách đọc âm dài không có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ:口(koo) Công 工(koo) Công 鋼(koo) Cương 効(koo) Hiệu 号(goo) Hiệu 豪(goo) Hào 郷(goo) Hương v.v…

Hàng さ

ア.「しゅ」「じゅ」Trong cách đọc âm ngắn có 3 từ không theo qui tắc là 朱(しゅ)Chu, Châu;種(しゅ)Chủng; 酒(しゅ)Tửu

Trong âm dài 「しゅう」「じゅう」cũng có một số từ không theo qui tắc và điều thú vị là những từ này đều có nguyên âm “u” trong âm Hán-việt. Ví dụ: 秀Tú 修: Tu;囚: Tù 秋: Thu 酬: Thù 醜: Xú 住: trú 柔: Nhu.イ.「しょ」「じょ」と「しょう」「じょう」 Không có trường hợp ngoại lệ nên chỉ cần căn cứ vào âm Hán-Việt.ウ.「そ」と「そう」Cũng không có trường hợp ngoại lệ, nhớ cách đọc theo âm Hán-Việt

Hàng た

ア.「ちゅ」と「ちゅう」Không có cách đọc âm ngắn.

イ.「ちょ」と「ちょう」 Âm ngắn chỉ có 3 từ là 「著」「緒」「貯」còn lại đều đọc theo âm dài.ウ.“と”と“とう”Ở hàng này, các chữ được phát âm ngắn hoặc dài đều theo quy luật âm Hán –Việt, nhưng chỉ có chữ“登”là chữ duy nhất có cả hai cách đọc theo âm ngắn-dài. Tuy nhiên, chỉ có một từ duy nhất có cách đọc theo âm ngắn khi đi với chữ “登” đó là chữ “登山”còn lại đều đọc theo âm dài.

Hàng な

ア.“にゅ” Hàng này không có từ nào đọc theo âm ngắn.

イ.“にょ” Đọc theo âm ngắn chỉ có hai chữ “如”と“女”ウ.“の” Ở hàng này chỉ có duy nhất một chữ “野”.エ.“のう” Có 6 chữ đọc theo âm dài “脳;能;農;濃;悩;納

Hàng は

ア.“ひゅ”と“ひゅう”Ở hàng này không có chữ Kanji nào.

イ.“ひょう” Không có chữ nào đọc theo âm ngắn.ウ.“ふ”と“ふう”Trong các chữ đọc theo âm ngắn, có từ “不”không theo quy tắc âm Hán-Việt. Chữ “富”có hai cách đọc nhưng chỉ khi ghép thành từ “富貴”mới đọc theo âm dài “fuuki”. Chữ đọc theo âm dài chỉ có 2 chữ là “風”;“封”エ.“ほ”と“ほう”Có 2 chữ ngoại lệ đọc theo âm ngắn đó là: “帆:phàm”;“保:bảo”.

 Hàng ま

ア.“みゅ”Không có chữ Kanji nào, tất cả đọc theo âm dài.

イ.“みょ”Không có chữ Kanji nào đọc theo âm ngắn.ウ.“も” Trong cách đọc này, chỉ có 2 từ là “摸”と“茂”エ.“もう”Không có trường hợp ngoại lệ.

Hàng や

ア.“りゅ” Không có chữ Kanji nào, tất cả đều đọc theo âm dài.

Xem thêm: Có Cách Nhận Biết Có Thai Không Cần Que Thử Thai Bằng Cách Nào?

イ.“りょ”Chỉ có 4 chữ Kanji đọc theo âm ngắn là:慮:Lự 侶:Lữ 虜:Lỗ 旅:Lữウ.“ろ” Chỉ có 3 từ đọc theo âm ngắn và đúng với qui tắc炉:Lô 路:Lộ 露:LộTrên đây là một số phương pháp học chữ Kanji như thế nào đúng cách trong tiếng Nhật mà tác giả tự mình tìm ra sau một thời gian dài sử dụng. Hi vọng những đúc kết trên sẽ có ích đối với những người đã, đang và sẽ học tập tiếng Nhật. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên chắc chắn những phương pháp trên sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được đóng góp ý kiến và các phương pháp khác của độc giả để chúng ta cùng nhau hoàn thiện phương pháp học chữ Kanji trong tiếng Nhật.

Bước đầu tiên là nhớ hết mặt chữ, âm Hán Việt và nghĩa đi đã (biết âm Hán Việt rồi thì đoán nghĩa rất dễ!).

2.5. Phương pháp 5

Học âm Hán Việt và vận dụng hiểu biết chữ Hán Việt

*

Nếu bạn biết âm Hán Việt thì học chữ kanji sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì tiếng Nhật cũng dùng các từ giống như từ Hán Việt (chú ý: ý nghĩa trong tiếng Nhật có thể khác đôi chút với trong tiếng Việt.)品質 Hin Shitsu = Phẩm chất

質量 Shitsu Ryou Chất lượng (nghĩa là “khối lượng”)

国家 Kokka Quốc gia

地震 Jishin Địa chấn

自由 Jiyuu Tự do

幸福 Koufuku Hạnh phúc

運命 Unmei Vận mệnh

有機 Yuuki Hữu cơ

機械 Kikai Cơ giới

草木 Soumoku Thảo mộc

創造 Souzou Sáng tạo

現象 Genshou Hiện tượng

Ở các từ trên, nếu bạn không biết một trong hai từ kanji bạn có thể suy đoán, vì tuy có thể chúng ta không biết cách đọc nhưng có thể suy đoán cách đọc từ các bộ phận cấu tạo nên chữ kanji. Ví dụ chúng ta có thể đoán cách đọc các từ sau:想 Tưởng (nghĩ, mơ tưởng) vì chữ kanji này gồm hai phần là chữ 相-tương và 心-tâm.

河 Hà (sông) vì gồm bộ “thủy” (chỉ nước) và chữ 可-khả.

燃 Nhiên (cháy, nhiên liệu) vì gồm bộ 火-hỏa và chữ 然nhiên (trong thiên nhiên, tự nhiên.)

指揮 Chỉ huy, vì có bộ 手thủ (tay) chỉ hành động. Ở chữ “huy” phần sau là chữ軍“quân” trong “quân đội.”

2.6. Phương pháp 6

Học từ chữ đơn giản

Học từ chữ có số nét ít nhất và học dần lên. Ưu điểm của cách này là bạn sẽ biết những chữ đơn giản, và khi học các từ phức tạp có thể quy về các chữ đơn giản, sẽ dễ nhớ hơn.

Tưởng想 = 相tương + 心tâm = 木mộc + 目mục +心tâm

Vọng望 = 亡vong, 月nguyệt, 王vương

Xuân春 = 三 tam +人nhân +日nhật

2.7. Phương pháp 7

Học những chữ thường dùng nhất

Cách này là cách giúp bạn học kanji hiệu quả nhất. Bạn có thể học từ chữ kanji nào hay dùng nhất trở đi.

Dưới đây là 50 chữ kanji thông dụng nhất.

1 日 Nhật

2 一 Nhất

3 十 Thập

4 二 Nhị

5 人 Nhân

6 大 Đại

7 年 Niên

8 会 Hội (gặp gỡ -ví dụ: hội nghị; hội, nhóm –ví dụ: giáo hội)

9 国 Quốc

10 三 Tam

11 本 Bản (gốc –cơ bản, căn bản)

12 長 Trường (dài)

13 中 Trung (giữa)

14 五 Ngũ (năm)

15 出 Xuất

16 事 Sự (việc, sự kiện)

17 社 Xã (tập đoàn, xã hội, công xã)

18 市 Thị (thành phố -ví dụ: thành thị, thị dân)

19 者 Giả (chỉ người, như: học giả)

20 月 Nguyệt

21 四 Tứ

22 九 Cửu

23 同 Đồng (tương đồng, giống)

24 自 Tự (tự bản thân)

25 政 Chính (chính trị)

26 時 Thời (thời gian, lúc)

27 業 Nghiệp (sự nghiệp, như: công nghiệp)

28 分 Phân (chia)

29 上 Thượng

30 前 Tiền (trước)

31 生 Sinh (sống, chỉ người –như: học sinh, tiên sinh)

32 合 Hợp

33 行 Hành (tiến hành), hàng (ngân hàng)

34 部 Bộ (bộ phận)

35 地 Địa

36 後 Hậu (sau)

37 議 Nghị (nghị luận, nghị giảng…)

38 党 Đảng

39 八 Bát

40 民 Dân (dân chúng)

41 六 Lục (sáu)

42 見 Kiến (nhìn)

43 間 Gian (ở giữa, trung gian)

44 新 Tân (mới)

45 員 Viên (người, như: nhân viên)

46 入 Nhập (đưa vào, vào)

47 場 Trường (nơi, chỗ, như: quảng trường)

48 円 Viên (tròn, như: viên mãn; tiền yên Nhật)

49 学 Học

50 東 Đông

2.8. Phương pháp 8

Biết cách tra từ điển

Tra từ điển giấy

Đây là cách mất thời gian, nhưng sẽ giúp bạn hiểu căn bản về cách viết và cách tra chữu kanji. Bạn phải tìm được bộ và đếm được số nét.

Bộ ở bên phải, như chữ 燃 nhiên, 清 thanh.

Bộ ở bên trên, như chữ 芳 phương, 学 học.

Bộ ở bên dưới, như chữ 想 tưởng, 然 nhiên (bộ hỏa).

Bộ bao xung quanh, như chữ 囲 vi, 団 đoàn.

Bạn nên học quy tắc viết chữ kanji, từ đó sẽ dễ dàng đếm số nét của nó. Việc này bạn có thể học bằng kinh nghiệm khi nhìn bảng chữ kanji và số nét tương ứng của nó.

Ví dụ, bạn có thể tham khảo danh sách kanji theo số nét của Wikipedia theo địa chỉ sau:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_kanji_theo_s%E1%BB%91_n%C3%A9t

Tra kim từ điển

Kim từ điển sẽ giúp bạn tra chữ kanji nhanh hơn rất nhiều từ điển giấy. Với kim từ điển bạn có thể tra theo bộ bằng cách nhập số nét của bộ chính của chữ (ví dụ chữ然 có bộ là bộ hỏa 4 nét), nhập số nét của chữ (chữ nhiên là 12 nét), hoặc nhập cách đọc các bộ phận tạo nên chữ đó, ví dụ chữ nhiên bạn có thể nhập ひ (bộ hỏa=lửa), いぬ(khuyển = chó.)

Và quan trọng hơn bạn có thể kết hợp các cách trên, sẽ tra nhanh và chính xác. Cần lưu ý là, nếu bạn nhập ít thông tin thì các chữ “tiềm năng” sẽ hiện ra càng nhiều và bạn sẽ mất thêm công lựa chọn.

Tra trực tuyến trên internet

Tra online trên internet là cách tuyệt vời để có thể tra mọi lúc, mọi nơi mà không tốn kém. Tôi khuyên bạn nên dùng từ điển chữ Hán Thiều Chửu. Bạn có thể tìm kiếm với từ khóa “Thiều Chửu online” hoặc vào địa chỉ sau:

Viện Việt học – Từ điển Thiều Chửu trực tuyến

Ngoài ra, từ trang web trên bạng có thể tải bản dùng offline về máy tính (chạy bằng Java, bạn cần cài Java Runtime vào máy để chạy) để sử dụng khi không có internet.

2.9. Phương pháp 9

Có một bảng tra cứu

Bạn nên có một bảng tra cứu bằng giấy. Việc này sẽ giúp bạn có thể học hàng ngày ở mọi nơi, khi bạn không ngồi máy tính. Quan trọng hơn, bạn có thể học một cách trực quan và so sánh được các chữ kanji với nhau.

Bạn có thể mua bảng 1945 chữ kanji đang được bán trên thị trường, hoặc tự tạo cho mình riêng một bản.

2.10. Phương pháp 10

Học giải nghĩa chữ KANJI

Học kanji: 理想 Ri Sou LÝ TƯỞNG

Học chữ kanji không những không khó, mà còn thú vị. Các chữ kanji đều có một triết lý riêng của nó. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu hai chữ sau:

理想 LÝ TƯỞNG

Cách đọc/読み方:りそう lý tưởngÝ nghĩa/意味:Lý tưởng (mục đích tối hậu), ước mơ; / English: ideal, dreamVí dụ/例:

理想的な男性:người đàn ông lý tưởng

アンジェリーナ=ジョリーが彼女の理想像だ。Anjeriina jorii ga kanojo no risouzou da.Angelina Jolie là hình mẫu lý tưởng của cô ấy. (理想像:りそうぞう risouzou Lý Tưởng Tượng)

作家になるのは私の理想だ。Sakka ni naru no wa watashi no risou da.Trở thành nhà văn là ước mơ của tôi.

理 LÝÝ nghĩa: Làm cho rõ ràng.

Chữ này gồm hai phần: Chữ ngọc 玉 và lí 里里 được tạo nên bởi chữ điền 田 (ruộng) và thổ 土 (đất đai), ý nghĩa là đất đai được chia thành vùng (làng, xã…) Người xưa thường dùng ngọc (đá quý) để làm ranh giới, nên lý nghĩa là ranh giới được làm rõ ràng bởi các viên đá quý làm cột mốc. Động từ lý 理 nghĩa là chia ranh giới cho rõ ràng.Chúng ta có thể thấy chữ này được dùng trong rất nhiều từ ghép:

理論 RiRon Lý luận = Lý thuyết

処理 ShoRi Xử lý = Xử lý

管理 KanRi Quản lý = Quản lý

論理 RonRi Luận lý = Lôgic

原理 GenRi Nguyên lý = Nguyên lý

想 TƯỞNGÝ nghĩa: Nghĩ (trong lòng).

Chữ này gồm chữ tâm (心 Shin, kokoro) và chữ tương (相 Sou, ai). Tương gồm 2 phần, mộc 木 (cái cây = ki, MOKU) và mục 目(con mắt = me, MOKU). Tưởng 想 (SOU) là hình tượng một người hướng về một đối tượng nào đó và suy nghĩ trong lòng.

Ví dụ từ ghép:

想像 SouZouTưởng tượng

思想 ShiSou Tư tưởng

夢想 MuSou Mộng tưởng

Nguyên tắc chung để học kanji: Tìm ra triết lý của chữ đó, hoặc nghĩ ra cách giải nghĩa riêng để có thể nhớ được một cách dễ dàng. Chia chữ kanji ra thành các chữ bộ phận (hoặc các bộ thủ) sẽ giúp bạn học kanji dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chuyển Bộ Nhớ Sang Thẻ Sd, 4 Cách Chuyển Ứng Dụng Sang Thẻ Nhớ

2.11. Phương pháp 11

Học và liên tưởng chữ tượng hinh

Vì chữ Kanji là chữ tượng hình nên cách học chữ Hán trong tiếng Nhật cũng có nhiều phần thú vị. Chữ tượng hình là chữ người xưa nhìn sự vật, sự việc rồi viết lại, mô tả chúng theo cách nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Bởi vậy, một trong những mẹo học chữ Kanji là hãy tưởng tượng và so sánh chữ Kanji theo sự vật, hiện tượng ngoài cuộc sống. Bằng cách này chữ Kanji sẽ in sâu hơn vào trí não của bạn chứ không phải chỉ là học vẹt như thông thường bạn vẫn làm.