Phong Cách Nghệ Thuật Của Xuân Diệu

  -  

Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Đó là câu nói của Hoài Thanh khi nói về Xuân Diệu – một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn, một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học.

Bạn đang xem: Phong cách nghệ thuật của xuân diệu

Xuân Diệu (1916 – 1985) còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. Ông đã thừa hưởng ở người cha – một ông đồ xứ Nghệ đức tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động sáng tạo còn thiên nhiên thơ mộng nơi xứ biển quê mẹ thì góp phần hình thành và bồi đắp nên hồn thơ của ông. Xuân Diệu học hết bậc Thành chung ở quê mẹ. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là một trong những cây bút của “Tự lực văn đoàn”. Ông để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với một đam mê sáng tạo như muốn chạy đua với thời gian: “Ngót năm mươi tác phẩm thơ, văn, phê bình, dịch thuật. Trong sổ lúc nào cũng có thơ chưa in, trong lòng lúc nào cũng có điều định viết và bao giờ cũng có tác phẩm xếp hàng ở nhà xuất bản” (Vũ Quần Phương).

*

Khái quát phong cách thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu là sự kết hợp giữa truyền thống – hiện đại, phương Đông – phương Tây trong đó yếu tố phương Tây tác động mạnh mẽ hơn. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ. Trong ông luôn tồn tại hai trạng thái cảm xúc: một mặt thì nồng nàn, sôi nổi, yêu đời, mặt khác thì luôn băn khoăn, u hoài lo lắng. Xuân Diệu đã đánh dấu vị trí của mình bằng một sự nghiệp, một phong cách thơ đặc biệt. Phong cách thơ của ông được gói gọn qua những hình ảnh “giục giã”, “vội vàng”, “nhìn thiên nhiên bằng cặp mắt xanh non biếc rờn”. Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời (Nguyễn Đăng Mạnh). Đặc biệt, ông còn là một hồn thơ yêu đời, yêu cuộc sống, muốn tận hưởng trọn vẹn từng giây phút của cuộc đời nơi trần thế: “Ta chỉ là cây kim bé nhỏ mà vạn vật là muôn đá nam châm”. Niềm khát khao ấy đã trở thành một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu:


“Sống toàn tâm, toàn chí, toàn hồn!Sống toàn thân và thức nhọn giác quan”

Dường như nhà thơ muốn căng mở tất cả các giác quan để tận hưởng vẻ đẹp trần thế này. Niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu được thể hiện ngay qua những dòng thơ đầu tiên trong “Vội vàng”:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Đây là một ước muốn viển vông, một khát vọng phi lí tưởng chừng ngông cuồng vì con người không thể “tắt nắng”, không thể “buộc gió”. Nhà thơ muốn tranh quyền của tạo hóa, đoạt quyền của thiên nhiên để níu giữ cho sắc màu không tàn phai, muốn buộc gió để chắt chiu hương vị cho cuộc đời, để níu giữ cái đẹp tươi thắm nhất cho cuộc sống. Bên cạnh đó, ông còn quan niệm sáng tác thơ là để tâm hồn mình tìm đến với những tâm hồn bè bạn, những tâm hồn đồng điệu, tri âm, tri kỉ ở mọi khoảng cách về thời gian, không gian. Và trong quan niệm ấy, nổi bật lên là cái “tôi” sâu sắc, đầy riêng biệt của nhà thơ. Xuân Diệu cùng thế hệ với các nhà thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận,.. những nhà thơ đã làm nên một thời đại của thi ca thế nhưng ông đã khẳng định rõ được cái “tôi” của mình trong dàn đồng ca của thơ mới:

“Ta là một, là riêng, là thứ nhấtKhông có chi bè bạn nổi cùng ta”

Xuân Diệu có một vị trí đặc biệt mà Hoài Thanh gọi đó là “ Một nhà thơ đắm say với thiên nhiên vạn vật, với con người và vũ trụ”. Xuân Diệu cũng như những nhà thơ mới khác đã thoát khỏi hệ thống thi pháp Trung Đại, ông nhìn cuộc đời bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn” của chính mình để phát hiện những vẻ đẹp rực rỡ nơi trần thế, đặc biệt là vẻ đẹp của mùa xuân, của tuổi trẻ.

Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Màn Hình Xanh Win 10, Hướng Dẫn Sửa Lỗi Màn Hình Xanh Trên Máy Tính



Xem thêm: Cách Chữa Giật Mình Cho Trẻ Sơ Sinh, 5 Mẹo Để Bé Ngủ Không Giật Mình

Cũng bởi vậy thiên nhiên trong thơ ông, đặc biệt là trong “Vội vàng” hiện lên như một bữa tiệc xuân đang mời gọi con người đến thưởng thức:


“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớm hàng miMỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Không giống với các nhà thơ xưa, ông khẳng định thiên đường không ở đâu xa mà ở ngay trong trần thế của chúng ta và hạnh phúc cũng không ở đâu xa mà ở rất gần với con người, ta chỉ cần với tay ra là có thể chạm tới hạnh phúc. Xuân Diệu đã “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Có thể nói, Xuân Diêu là người tình cường tráng của vũ trụ. Khác với văn học Trung Đại, trong thế giới của Xuân Diệu con người trong tuổi trẻ và tình yêu mới chính là thước đo cái đẹp ở đời:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Và nhà thơ đã lí giải sống “Vội vàng” không có nghĩa là sống hoài phí mà là sống để tận hưởng trọn vẹn từng giây phút của cuộc đời:

“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạngCho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!”

Niềm yêu đời của nhà thơ không chỉ dành cho những thứ mênh mang, vô hình mà còn dành cho những thứ bình dị, bé nhỏ, thậm chí là một sắc cỏ cũng không muốn bỏ qua. Đây chính la một trong những biểu hiện của niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu.Xưa nay các nhà thơ luôn “tức cảnh sinh tình”, “tả cảnh” rồi “ngụ tình” nhưng Xuân Diệu đã làm điều ngược lại. Nhà thơ đã dùng cảm xúc rạo rực của mình để thổi vào thiên nhiên một sức sống tràn đầy. Có lẽ khi đặt Huy Cận bên cạnh ta mới thấy rõ phong cách thơ Xuân Diệu. Huy Cận thường bị ám ảnh bởi không gian. Không gian càng mênh mông, rợn ngợp bao nhiêu thì tâm hồn của nhà thơ càng cô liêu bấy nhiêu. Còn Xuân Diệu lại bị ám ảnh bởi thời gian. Có một nhà phê bình đã nhận định: “Đốt cháy thời gian sẽ thấy được tâm hồn của Xuân Diệu”. Tư tưởng nghệ thuật Xuân Diệu đã tạo cho thơ cũng như văn xuôi của ông một vũ trụ nghệ thuật riêng, một thế giới hình thể và màu săc riêng chứa chan tình tứ và đầy tính sắc dục. Một trong những nguồn gốc tạo nên cái mới ấy phải tính đến ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp đối với những thi sĩ Tây học thời bấy giờ, trong đó có Xuân Diệu. Xuân Diệu đến với thơ tình như một lẽ tất yếu. Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Có thể nói, Xuân Diệu sinh ra để yêu và làm thơ tình vì tình yêu là niềm giao cảm tuyệt vời nhất của loài người, một thứ tình cảm trần thế nhất, con người nhất, đồng thời lại cao cả nhất, lý tưởng nhất – một sự giao cảm đắm say từ thể xác đến linh hồn. Trong thơ Xuân Diệu không chỉ đem đến những quan niệm, triết lí sống mới mẻ mà còn mới mẻ ở những sáng tạo từ, hình ảnh. Chữ “Và” tưởng chừng như thừa nhưng lại đem đến một hiệu quả nghệ thuật, nhà thơ muốn ôm tất cả những thứ vô hình và hữu hình, gần và xa, nhỏ bé, giản dị và rộng lớn mênh mông. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một trái chín mọng, thơm ngon để nhà thơ tận hưởng:


“ – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Xuân Diêu không chỉ khát khao chiếm lĩnh mà còn muốn ghi lại dấu ấn của tình yêu “cắn’. Không phải tự nhiên mà Xuân Diệu lại nói ra rằng: “Đây là phần ngon nhất của cuộc đời tôi. Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng”. Xuân Diệu chính là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, khát khao được tận hưởng trọn vẹn từng giây phút của cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế, là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ tươi đẹp.