Cách phân biệt cu gáy trống mái dễ dàng

  -  

Về vấn đề này mình thấy có 1 bài viết trên mạng đã chia sẻ khá đầy đủ, mình chỉ bổ xung thêm theo ý kiến và kinh nghiệm riêng của mình thôi, nếu có chỗ nào sai xót mong các cao nhân chỉ dẫn thêm, đừng ném đá tội nghiệp nhé.

Bạn đang xem: Cách phân biệt cu gáy trống mái dễ dàng

Việc phân biệt chim trống, mái rất quan trọng, nếu như nuôi chim mồi mà chọn con mái huấn luyện đã đời, sau đó nó đẻ cho 1 quả trứng thì tụt cả hứng. Ác cái là nhiều người nuôi rồi cho đi bẫy, đấu…nên chậm quá trình sinh sản, càng chậm bao nhiêu thì càng mất thời gian và càng thất vọng bấy nhiên nếu một ngày đẹp trời bạn thấy 2 quả trứng nằm dưới đáy lồng bẫy.

Còn nếu ghép đẻ mà không phân biệt được thì cũng coi như xong, 2 con trống mà bỏ vào chung lồng đến khi nó sung nó choảng nhau bể đầu…nói chung là mất thời gian.

Như hình dưới đây còn dê phân biệt, nhìn là bạn cũng đã biết con bên phải phía trước là con mái.

*

Nếu không quen bạn có biết con chim gáy dưới đây là con trống không?

*

Con trống ở trên.

Con mái bên phải hình ở dưới

Dưới đây là bài viết mình cho là khá đầy đủ mà mình vừa copy trên mạng. Chỗ nào mình để nguyên có nghĩa là mình đồng tình, còn chỗ nào mình sửa thì anh em tham khảo thêm.

1. Tròng đen: Con cu trống tròng đen nhỏ và nhạt hơn cu mái. Cu mái có mắt lồi hơn cu trống. Rất khó nhận biết đặc điểm này.

2. Bộ lông: ở trán cu trống có lông nhạt hơn cu mái. Cái này hơi khó phân biệt. ok đồng ý.

3. Kích thước: Chim cu trống to hơn chim mái. Người thì ngược lại chim mái to hơn chim trống . ok đồng ý 1 phần, có nhiều con mái to hơn con trống là chuyện bình thường nên cũng hơi khó nhận biết khi dựa vào đặc điểm này.

4. Giọng gáy: Chim cu trống có âm giọng lớn hơn chim mái, cũng đồng ý 1 phần. Nhiều người nghĩ là con mái ít gù, hoặc không gù, kho làm mồi được. Thực tế thì không phải vậy, có nhiều con mái hay vẫn làm mồi như thường, khi chưa căng trứng nó cũng gù rất rát. Thậm chí làm mồi cây cũng được luôn. Có điều khi nó gù bạn để ý kỹ cái cổ nó gục lên gục xuống hơi bị “đơ đơ” chứ không nhịp nhàng như con trống. Hơn nữa chim mái phong độ không ổn định, đặc biệt là sau khi nó sinh sản xong thì phải mất thời gian lâu nó mới lấy lại được phong độ. Nhưng nghiêm trọng nhất là người nuôi, các cu thủ khi nhìn thấy con chim mồi của mình nó đẻ thì “ Quê độ” chán không muốn nuôi nữa. kaka

5. Gù: Chim cu mái rất ít khi gù trừ khi nuôi 2 con mái với nhau 1 thời gian dài thì một trong 2 con sẽ gù, giống pê đê...Cái này mình đã nói ở ý trên, thỉnh thoảng gặp con mái hay nó vẫn chơi như thường, vẫn làm mồi ok. Đương nhiên là ko nhiều nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn gặp và các cu thủ chơi chim lâu năm nếu không để ý thì vẫn hì hục nuôi con chim mồi mái như thường.

6. Chân: Chim cu trống chân to và dài hơn chim mái, cái này chắc phải lấy thước dây mà đo. Đồng ý, để ý kỹ thì vẫn dễ nhận biết đặc điểm này chứ không quá khó.

Xem thêm: Hòa Sắc Và 6 Cách Phối Màu Trong Hội Họa Tk19, Ánh Sáng Và Màu Sắc Trong Hội Họa Tk19

7. Xương mu hay xương chậu, hai cái xương gần hậu môn đó: Khe hở giữa hai xương này lớn là chim mái, hẹp là chim trống. Cái này bắt con gà mái và trống sẽ thấy ngay sự khác biệt ở xương này. Chỗ hở to hơn ngón tay út là chim mái, hẹp hơn ngón tay út của Tre làng là chim đực. (Còn ngón tay út mỗi người to nhỏ hơn nhau nhé). Vì chim mái phải làm nhiệm vụ đẻ trứng cho nên khoảng cách 2 xương ghim rông hơn chim trống. Khoảng cách thường gặp ở chim trống khoảng 0,5cm trở lại tùy con. Cũng đồng ý nhưng chỉ 1 phần. Thỉnh thoảng cũng có những con chim có cấu tạo khác, rất khó phân biệt cũng giống như tác giả bài viết này đã nói là tùy vào ngón tay của mỗi người, còn tùy vào cảm nhận nữa. Đặc biệt là những người mới chơi chim gáy thường bị cảm giác làm lu mờ, cứ thấy con chim có vẻ xông sáo, có cảm tình thì cho nó là con chim trống. Nên thường nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào đặc điểm này.

8. Ngực hay ức: Chim cu gáy đực có ngực to và khỏe, cái này ngược lại với người. ok đồng ý đến 90%.

9. Đầu: Chim cu gáy trống đầu to, không tròn, chim mái có đầu nhỏ và tròn ok đồng ý đến 80%

10. Hành động: Chim cu gáy trống hiếu động và hay khiêu khích tấn công con trống khác, rất khó nhận biết đặc biệt là khi con chim nó chưa nổi, cho 1 con trống bổi gà mờ vào với 1 con mái đang hăng thì con trống chỉ có nước bể đầu.

11. Lông đuôi : Lông đuôi chim cu gáy trống có màu xám đen ở phần sừng, chim mái thì màu trắng. Hình bên dưới là của tác giả bài viết, nhưng trên thực tế màu lông của 2 con chim ko có khác biệt nhiều như vậy đâu, nếu vậy thì mọi việc đã quá dễ dàng.

*

Cái này chỉ tương đối thôi nhé, vì trên thực tế không phải con chim trống hoặc chim mái nào cũng có lông đuôi khác biệt như vậy đâu.

Tóm lại sau khi xem xong clip này cũng lan man quá đúng không, không có gì là chắc chắn 100% cả, mà thực tế đúng như vậy đó. Những bài đăng tít là 100% cach phân biệt chính xác chim trống và chim mái mình nghĩ là họ chỉ muốn câu lượt view thôi. Vì không có 1 tiêu chí nào để phân biệt sự khác biệt rõ ràng giữa chim gáy trống và mái.

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, những người chơi chim gáy lâu, chỉ cần để ý 1 tí là biết chính xác ngay vì cái này trên lý thuyết chỉ đúng 80%, 20 phần trăm còn lại là do cảm nhận của người chơi, nên mình không diễn tả chính xác bằng lời được. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, mình bổ xung thêm 1 vài chỉ tiêu như để đánh giá như sau:

1. Nếu là chim non mà bạn theo dõi từ nhỏ hoặc cùng một cặp do 1 bố mẹ đẻ ra mà bạn đang nhốt chung thì phân biệt chính xác 100% như sau:

- Con trống nở trước, con mái nở sau ( chính xác 100% )

- Con trống lớn hơn con mái ( chính xác 100% )

Các tiêu chí khác không cần xét tới nữa.

2. Nếu bạn mua một con bổi ở ngoài đương nhiên bạn không thẻ biết được lai lịch của nó thì các tiêu chí để nhận biết chim gáy trống, mái lúc này nó trở nên mù mờ. Những tiêu chí dưới đây đúng 80 -90 %, phần còn lại là do kinh nghiệm cảm nhận của bạn. Nhưng nói chung ai chơi chim gáy lâu ngày, nếu để ý là biết ngay con nào trống, con nào mái thôi, nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

- Con trống cổ ngắn, đầu to gồ ghề, không tròn. Phần trên đỉnh đầu trở xuống miệng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy nó phẳng.

- Chân con trống to, gồ ghề chứ không dài và thanh mảnh như chân chim mái. Cái này bạn còn phải nhìn vào con chim tùy theo nó là chim mã sẻ, mã ngỗng, hay gáy bồ câu mà đánh giá nhé.

Xem thêm: Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Đẹp Mắt Với 11 Cách Làm Mâm Cỗ Trung Thu Đơn Giản

- Phần xương hậu môn chỗ gần đít con mái đương nhiên là hơi rộng hơn vì nó đẻ trứng mà.