CÁCH CHỮA VIÊM ĐIỂM BÁM GÂN KHUỶU TAY

  -  

Viêm điểm bám gân thường gặp sau tuổi 35. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm điểm bám gân có nguy hiểm không?

*

Bệnh viêm điểm bán gân thường xảy ra ở đâu?

Viêm điểm bám gân là bệnh lý viêm ở gân, bao gân, dây chằng. Bệnh thường gặp ở tại các vị trí bám vào xương. Viêm điểm bám tận của gân xuất hiện quanh khu vực bám của gân với xương, bao gồm: vùng gân cổ chân, đầu gối, háng và khuỷu tay.

Bạn đang xem: Cách chữa viêm điểm bám gân khuỷu tay

Thông thường, viêm điểm bám gân được phân ra các loại sau:

– Viêm điểm bám gân cơ ở đùi:Người bệnh thường bị đau vùng đầu dưới đùi, đoạn gần khớp gối. Khi gấp gối hoặc ấn vào, mức độ đau sẽ tăng lên. Nguyên nhân thường do vận động quá mức.

Viêm điểm bám gân gối (viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương chày):Người bệnh có biểu hiện sưng đau và có thể bị nóng đỏ. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh có thể phải siêu âm, chụp cộng hưởng từ khớp gối.

– Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương đùi:Người bệnh thường bị đau ở vùng mặt ngoài đầu dưới đùi. Cơn đau tăng lên khi chạy, ấn vào vùng lồi cầu. Bệnh thường gặp ở người chạy quá sức.

– Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay:Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng khuỷu tay, cổ tay. Ban đầu, cơn đau ở mức độ nhẹ. Sau đó, cơn đau tăng dần, đặc biệt là khi co duỗi cổ tay. Bệnh hay gặp ở người chơi tennis.

– Viêm điểm bám gân gót:Người bệnh bị đau, sưng phù ở gân gót, đau nhói ở mặt sau xương gót hoặc 2 bên gân gót. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, ngay trong những bước chân đầu tiên.

*

Bệnh viêm điểm bám gân có nguy hiểm không?

Khi được kết luận bị viêm điểm bám gân, ban đầu, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc. Cụ thể là nghỉ ngơi, hạn chế vận động vùng gân bị viêm.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định cố định tạm thời gân bị viêm bằng máng bột hay nẹp. Nếu người bệnh bị đau quá mức thì có thể chườm lạnh. Nếu có kèm theo triệu chứng sưng, nóng đỏ thì có thể chiếu tia hồng ngoại.

Theo thời gian, các triệu chứng không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau (acetaminophen, diclofenac), thuốc chống viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid… Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm điểm bám gân là do bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đái tháo đường… thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thích hợp để điều trị tận gốc. Nếu tất cả các biện pháp điều trị không mang lại hiệu quả mong muốn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Đến nay, viêm điểm bám gân vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để. Các biện pháp hiện tại chỉ nhằm mục đích giảm đau, cải thiện triệu chứng của bệnh. Vậy viêm điểm bám gân có nguy hiểm không? Tuy bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng gây hạn chế khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bởi vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của viêm điểm bám gân, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa y tế để được bác sĩ thăm khắm, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Việc phát hiện muộn có thể dẫn tới nhiều biến chưng và quá trình điều trị gặp nhiếu khó khăn hơn.

Xem thêm: Cách Nhập Ma Trận Trong Matlab Trong Đại Số Tuyến Tính Và Giải Tích

Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Nên vận động nhẹ nhàng, không đi giày có gót quá cao; tránh vận động mạnh, không tham gia các môn thể thao đối kháng… Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, uống sữa hàng ngày. Khi bị đau, người bệnh nên nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng và có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. Khi cơn đau tăng lên, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tái khám định kỳ để kiểm soát và theo dõi sự tiến triển của bệnh!

Điều trị bệnh viêm điểm bám gân bằng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP

Viêm điểm bám gânlà bệnh lý xảy ra ở nhiều nhóm tuổi, thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tùy theo vị trí tổn thương mà bệnh có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng thường gây đau, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sinh hoạt và công việc hằng ngày của bệnh nhân.

1. Viêm điểm bám gân là gì?

Viêm điểm bám gânvà phần mềm quanh khớp là bệnh lý viêm ở gân, bao gân, dây chằng thường tại vị trí bám vào xương. Viêm điểm bám tận của gân xuất hiện quanh khu vực bám của gân với xương, gồm các vùng gân cổ chân, đầu gối, háng và khuỷu tay.

*

2. Bệnh viêm điểm bám gân có những loại nào?

Phân tích chi tiết hơn, bệnh viêm điểm bám của gân gồm các loại sau:

Viêmđiểm bám gân cơở đùi. Biểu hiện của bệnh là đau vùng đầu dưới đùi, đoạn gần khớp gối, cơn đau tăng khi người bệnh gấp gối hoặc khi ấn vào. Hầu như vị trí bị viêm không sưng, trừ trường hợp bệnh nhân xoa bóp nhiều ở vùng đau. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vận động quá mức như leo núi, tập thể dục, đi bộ nhiều,...Viêm điểm bám gân gối:còn gọi là viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương chày. Các gân cơ may, cơ thon và cơ bám gân tạo thành gân chân ngỗng, bám ở lồi cầu trong xương chày. Quanh các gân này có các túi hoạt dịch nhỏ. Bệnh có biểu hiện sưng, đau, có thể kèm theo nóng đỏ. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý này, bác sĩ cần sự hỗ trợ của siêu âm vàchụp cộng hưởng từ khớp gối.Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương đùi:dải chậu chày tiếp nối cơ đùi chạy ở lớp nông mặt ngoài đùi đến bám vào lồi cầu ngoài xương đùi. Khi bị viêm ở vị trí này, người bệnh có triệu chứng đau vùng mặt ngoài đầu dưới đùi, đau tăng khi chạy, ấn vào vùng lồi cầu có điểm bị đau chói, ít sưng nóng đỏ. Bệnh thường gặp ở người chạy quá nhiều.Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay:là tình trạng viêm gân tại vị trí điểm bám nhóm gân duỗi cổ tay và duỗi chung các ngón. Người bệnh có triệu chứng đau vùng khuỷu tay, cổ tay, ban đầu đau nhẹ, sau tăng dần, đau tăng khi làm động tác duỗi cổ tay. Bệnh này thường gặp ở người chơi Tennis, vì vậy còn được gọi với tên “Tennis elbow”.Viêm điểm bám gân gót: là bệnh lý xuất hiện do vi chấn thương, hoạt động mạnh quá mức hoặc thoái hóa các sợi gân gót ngay tại nơi nó bám vào xương gót. Người bệnh có biểu hiện đau, sưng phù ở gân gót, đau nhói ở mặt sau xương gót hoặc hai bên gân gót. Đau đặc biệt xuất hiện vào buổi sáng, trong những bước chân đầu tiên khi vừa bước xuống giường

3. Nguyên nhân gây viêm điểm bám gân

Đa số là do hoạt động quá sức chịu đựng của cơ thể. Các hoạt động này kéo dài, lặp đi lặp lại do nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt hoặc luyện tập thể thao. Triệu chứng ban đầu thường đau nhẹ thoáng qua, nhưng sau đó tiến triển dai dẳng và mức độ nhiều hơn.Mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp nhưviêm khớp dạng thấp,viêm cột sống dính khớp,viêm khớp vảy nến, gút,đái tháo đường,thoái hóa khớp,...Có các dị tật gây lệch trục của chi.Nhiễm khuẩn.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm điểm bám gân

Những dấu hiệu viêm điểm bám gân bao gồm:

Đau ở vị trí bị tổn thương, có thể đau liên tục, đau tăng nhiều hơn khi vận động, đau tại chỗ hoặc lan rộng ra vùng cơ có gân bị viêm, gây hạn chế vận động.Có thể sưng hoặc nóng, đỏ quanh vùng bị đau, hoặc sờ thấy cục u nhỏ nổi dọc trên gân.Tay, chân bị viêm điểm bám ở gân thường đau nhiều hơn khi vận động và cơ lực giảm so với bên khỏe mạnh.Trường hợp viêm gân do nhiễm khuẩn hoặc do các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,... thì sẽ có thêm triệu chứng của các bệnh đó.Bệnhviêm điểm bám gâncó thể làm giảm khả năng vận động, gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời.

5. Điều trị bệnh viêm điểm bám gân như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Theo đó, việc điều trị chủ yếu là:

Phối hợp sử dụng thuốc: các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Việc dùng thuốc thường qua đường uống hoặc thoa tại chỗ. Trường hợp nặng có thể dung thuốc tiêm.Tập vật lý trị liệu và dùng các dụng cụ giảm thiểu tình trạng chấn thương như: băng khuỷu tay, đeo lót giày hoặc bất động bằng nẹp. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sóng ngắn, sóng ngoài cơ thể để điều trị vùng bị viêm mạn tính.Thay đổi thói quen sinh hoạt: cần tránh những động tác gây ra đau và căng cơ.

Bệnhviêm điểm bám gânhay xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, gót chân,... Bệnh để lâu có thể làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên điều trị bệnh sớm để thu được kết quả khả quan hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý để gân cơ được thư giãn, phòng ngừa bệnh tái phát.

Xem thêm: Cách Kinh Doanh Sữa Bột Trẻ Em Cho Người Mới Kinh Doanh, Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Sữa Bột Dành Cho Trẻ Em

Ứng dụng công nghệ PRP (hay còn gọi là huyết tương giàu tiểu cầu) trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có bệnh viêm điểm bám gân. Kỹ thuật điều trị này có những ưu điểm vượt trội như:

Tác dụng rõ rệt trong việc giảm đau, cải thiện đau hiệu quả; Kích thích quá trình lành thương diễn ra một cách tự nhiên, an toàn và không ảnh hưởng đến các chức năng sinh học;Tăng tốc độ lành thương, giảm xơ hóa và giúp người bệnh sớm quay lại chơi thể thao dễ dàng hơn;Cải thiện quá trình tái tạo vùng gân bị tổn thương thông qua việc kích thích tổng hợp collagen; Tăng phản ứng của nguyên bào sợi và huyết quản;Giảm tỉ lệ rách tái phát (với trường hợp rách gân). Giảm thiểu các tác dụng phụ do các phương pháp khác có thể gây ra khi sử dụng kéo dài: Ví dụ như tiêm corticosteroid có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa gân, rách gân.Tiêm PRPđã chứng tỏ thành công về mặt lâm sàng cho tổn thương viêm điểm bám của gân, sau khi đã áp dụng các biện pháp truyền thống thất bại.Liệu trình tiêm và số lần tiêm được rút ngắn: đa số các bệnh nhân có sự cải thiện về triệu chứng sau khitiêm PRPmũi đầu tiên. Nếu cần thiết có thể lặp lại tối đa 3 mũi tiêm PRP.