CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  -  
Sáng nay – 20/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Tọa đàm về Chương trình tổng thể Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 và đánh giá kết quả xếp hạng chỉ số CCHC năm 2020.


Bạn đang xem: Cải cách hành chính ở việt nam hiện nay

Bộ Tư pháp trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 Báo cáo tại Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, tổng số điểm Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020 là 94.02/100 điểm. So sánh tổng quan có thể thấy rằng, năm 2020 là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp tăng giá trị điểm và là năm thứ ba liên tiếp giữ vị trí xếp hạng trong nhóm ba bộ dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục duy trì là lĩnh vực được đánh giá cao nhất của Bộ Tư pháp như các năm trước.
*

Đặc biệt, trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2020, Bộ Tư pháp cũng đạt tỷ lệ điểm cao hơn cũng như thăng hạng vượt bậc ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học (từ vị trí thứ 10/17 bộ năm 2019 lên vị trí thứ 02/17 bộ năm 2020). Kết quả đó đã phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ tốt hơn của lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như sự ủng hộ của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.Đứng thứ 2 về Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chứcVề chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2020 tiến hành với 06 Sở: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp, mỗi sở 02 dịch vụ công. Trong đó, tại Sở Tư pháp thực hiện đo lường đối với 02 dịch vụ công là: Lý lịch tư phápTrợ giúp pháp lý nhà nước. Kết quả chung chỉ số hài lòng chung đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 89.58% - xếp thứ 2 trong 06 Sở thuộc diện đo lường (chỉ số hài lòng chung cả nước là 85.48%, năm 2019 chỉ số hài lòng đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 83.99%, xếp thứ 05 trong 06 Sở thuộc diện đo lường)
*

*



Xem thêm: Cách Lấy Session Id Dragon City Thay Thế Cho Session Id, Tổng Hợp Cách Lấy Session Id Trên Pc Và Đt

04 mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030Về Kế hoạch CCHC của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2030, Bộ Tư pháp đã xác định 04 mục tiêu cải cách hành chính. Cụ thể: Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân; Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030; Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ triển khai thực hiện công tác cải cách thể chế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; gắn việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.Để thiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, Bộ Tư pháp đã đề ra 40 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 132 nhiệm vụ cụ thể trên 07 lĩnh vực cải cách hành chính là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. 
*
 
Coi công tác CCHC là nhiệm vụ thường xuyênPhát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, Bộ Tư pháp luôn coi CCHC là nhiệm vụ quan trọng và là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ. Bộ đã có những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt để tổ chức công tác CCHC thực chất và hiệu quả.Nhắc lại kết quả về xếp hạng chỉ số CCHC mà Bộ Tư pháp đã được trong những năm qua, Thứ trưởng cho rằng đây là sự nỗ lực, cố gắng của toàn Bộ, ngành. Thứ trưởng hoan nghênh và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và cầu thị của các đơn vị thuộc Bộ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành. 
*
 


Xem thêm: Cách Kết Nối Plc S7-200 Với Máy Tính Với Plc S7, Kết Nối Plc S7

Để thực hiện tốt chương trình tổng thể về CCHC, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch CCHC của Bộ, cụ thể hóa thành Kế hoạch của đơn vị mình và coi đây là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị; chủ động tham mưu, đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm; Tăng cường công tác truyền thông phổ biến chính sách pháp luật, chủ động thông tin tuyên truyền ngay từ khâu soạn thảo văn bản, đổi mới công tác xây dựng pháp luật; Các đơn vị xác định CCHC là nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm đánh giá tổng kết việc thực hiện theo phương châm đổi mới và hiệu quả; đổi mới cung cách làm việc và phục vụ; Thực hiện dịch vụ công cấp độ 3, 4; Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin thông qua việc luân chuyển văn bản điện tử và chữ ký số; Gắn công tác đánh giá, xếp hạng thi đua khen thưởng, coi là nhiệm vụ kép để thực hiện hiệu quả công tác CCHC;Với những tiền đề kết quả đạt được trong những năm gần đây, cùng sự nỗ lực của cán bộ, công chức, sự quyết tâm khắc phục triệt để các hạn chế, Thứ trưởng hy vọng và tin tưởng rằng công tác CCHC sẽ đạt được kết quả, cũng như mục tiêu thăng hạng hoặc trụ hạng.