CÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

  -  

Các phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới điều nhấn mạnh vào một điểm : lấy học viên làm trung tâm. Nhưng học viên không phải là một khái niệm chung chung và trừu tượng .

Trong lớp học , muốn có hiệu quả cao nhất, học sinh phải được đối xử như những cá nhân cụ thể với những khả năng , nhu cầu và sở thích rất cụ thể. Điều này đúng với tất cả mọi môn học, nhưng đặc biệt đúng với dạy tiếng Việt. Lý do là tiếng Việt có những đặc trưng rất riêng, gắn liền với những yếu tố nằm ngoài môn học. Hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội, chẳng hạn, không ảnh hưởng gì mấy đến khả năng học toán hay khoa học của học viên nhưng lại tác động mạnh mẽ đến việc học ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thứ hai.

Bạn đang xem: Cách dạy tiếng việt cho người nước ngoài

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt của học viên người nước ngoài , những yếu tố sau đây được xem là quan trọng và cần được chú ý nhất :


Với những người nước ngoài từng có kinh nghiệm học một ngoại ngữ, việc học thêm tiếng Việt sẽ thuận lợi hơn. Những người từng đi du lịch hoặc làm làm việc ở Việt Nam một thời gian cũng như những người có quan hệ gần gũi với người Việt Nam thường có nhiều lợi thế và thường học nhanh hơn những người chưa từng có kinh nghiệm gì về tiếng Việt.


Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc học tiếng Việt tốt không. Không có động cơ mạnh, người học tiếng Việt dễ mất khả năng tập trung cũng như sự kiên nhẫn . Động cơ được hình thành từ bốn yếu tố nội tại , liên quan đến thái độ (attitudinal factors) : sở thích, sự thích hợp , sự kỳ vọng và kết quả; và ba yếu tố ngoại tại, liên quan đến cách hành xử ( behavioral factors) : sự tâm huyết, kiên trì và siêng năng. Xin lưu ý giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể ảnh hưởng đến động cơ của học viên bằng nhiều cách khác nhau như giải thích, động viên và nhắc nhở.


Cách học: Mỗi học viên người nước ngoài có thể có những khuynh hướng học tập khác nhau . Có thể chia làm bốn nhóm :


Những người thích cụ thể ( concrete learner) : thích học qua cách làm bài tập, xem phim, chơi game, làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.


Những người thích phân tích ( analytical learner ) : Thích học ngữ pháp, phân tích từ nguyên và hình thái học ( morphology) của từ, đọc sách báo.

Xem thêm: Cách Khôi Phục Microsoft Office 2010, Cách Khôi Phục File Office Bị Xóa Hoặc Chưa Lưu


Những người thích giao thiệp ( communicative learner ) : Thích học bằng cách quan sát, lắng nghe và chuyện trò, tham gia vào các sinh hoạt có nhiều người bản ngữ và thích đi du lịch đến quốc gia nơi có thứ tiếng mình đang học.


Những người thích được hướng dẫn ( authority-oriented learner) : Thích nghe giáo viên hướng dẫn, ghi chép và học thuộc những gì được dạy trong lớp.


*


Với mỗi loại học viên , giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần có những chiến lược giảng dạy và giúp đỡ khác nhau. Cá tính : Mỗi học viên người nước ngoài có mỗi cá tính khác nhau . Những cá tính ấy có thể ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt.

Ví dụ , những người nói nhiều , mạnh dạn, thích giao tiếp làm bạn với người khác học tiếng Việt nhanh hơn những học viên ít nói thiên về nội tâm. Những người có khiếu về thính giác ( ear-based learner ) dễ phát triển khả năng nói ; những người có khiếu về thị giác ( eye- based learner ) thường dễ phát triển khả năng nhớ mặt chữ, do đó, cũng dễ phát triển khả năng đọc ; những người thích phân tích dễ phát triển kiến thức về từ pháp và ngữ pháp; những người có trí nhớ tốt dễ học về từ vựng ,…


Một số yếu tố khác có thể có ảnh hưởng đến việc người nước ngoài học tiếng Việt, như :

Giới tính và tuổi tác

Về giới tính: Nữ thường có khuynh hướng sử dụng nhiều chiến lược học tập hơn nam giới, thích vận dụng việc học tiếng Việt cho các mục tiêu xã hội, trong khi nam giới thường tập trung vào một chiến lược ( có người thích đọc, có người thích nói, … ) và thích sử dụng tiếng Việt cho mục tiêu khác ( như học tập, làm ăn, nghiên cứu, … )

Về tuổi tác: Nói chung, những người trẻ tuổi thường bắt chước cách phát âm giỏi , do đó, mạnh về khả năng nghe và nói ; những người lớn tuổi thường mạnh về phân tích , do đó, dễ có ưu thế về đọc và viết. Những người lớn tuổi thường phát triển nhanh giai đoạn đầu, nhưng đến một mức nào đó thì chậm lại, trong khi với giới trẻ, con đường phát triển khá liên tục


Tất cả những khác biệt trên cần được giáo viên quan tâm. Ví dụ trước khi đặt câu hỏi cho học viên trả lời, bao giờ cũng nên lưu ý đến những khác biệt của từng học viên. Đừng hỏi một học viên giỏi những câu quá dễ ; ngược lại, đừng hỏi một học viên kém và một câu hỏi quá khó. Học viên nào cũng cần được khuyến khích nhưng mức độ và sự tinh tế khác nhau.

Xem thêm: Cách Gộp Ô Trong Excel Không Mất Dữ Liệu Đơn Giản, Nhanh Chóng


Có khi học viên nhắm đến việc giao tiếp gián tiếp ( đọc và viết) hoặc học để giao tiếp trực tiếp ( nghe và nói ) ; và có khi là nhắm đến cả hai. Học để giao tiếp trực tiếp là cách học hoàn toàn có tính chất thực dụng : chỉ cần tập trung phát triển khả năng nghe và nói. Tuy nhiên nếu phải lựa chọn thì ưu tiên phải được dành cho loại giao tiếp trực tiếp với hai kỹ năng nghe và nói.