CÁCH TRỊ MỤN Ở TRONG MŨI

  -  
Mọc mụn trên mặt là vấn đề hầu như ai cũng gặp phải trong đời. Tuy nhiên mụn nhọt mũi là một vị trí ít gặp hơn. Điều này cũng gây lo lắng nhiều hơn cho những người mắc phải. Vậy hôm nay, xin mời bạn cùng trangnhacaiuytin.com tìm hiểu về mụn nhọt ở mũi qua bài viết sau đây nhé. 




Bạn đang xem: Cách trị mụn ở trong mũi

Tôi có nên lo lắng về mụn nhọt mũi?

Mụn ở trong mũi có thể gây ra một ít khó chịu hoặc đôi khi dẫn đến nhiễm trùng. Hiểu được bản chất của mụn và học cách chăm sóc là điều cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm trùng lây lan và tiến triển nặng. 

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở mũi? 

Các lỗ chân lông đôi khi bị bít tắc do dầu nhờn và tế bào da chết. Mụn xuất hiện khi dầu nhờn và da chết bắt đầu tích tụ trong lỗ chân lông. Mụn thường xuất hiện nhiều trên vùng mặt và vị trí bên trong mũi không phải là ngoại lệ. 

Những người có miễn dịch kém hoặc bị tiểu đường là đối tượng dễ bị nhiễm trùng da. Điều này khiến cho họ dễ bị mọc mụn, bao gồm cả mụn ở trong mũi. 

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông. Từ đó dẫn đến đỏ da, kích ứng và viêm khiến cho vùng mụn có cảm giác đau. Các vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm tiền đình mũi và nhọt mũi. 

Viêm tiền đình mũi

Tiền đình mũi là vùng cửa vào của lỗ mũi. Viêm tiền đình mũi còn gọi là viêm nang lông. Tình trạng này gây ra một khối sưng viêm, đỏ ở vùng lỗ mũi. 

Vi khuẩn tụ cầu là nguyên nhân thường gặp gây viêm nang lông.

Xem thêm: Học Cách Uốn Mái Bay Bằng Máy Duỗi Đơn Giản Có Thể Thực Hiện Ngay Tại Nhà


Xem thêm: Nguyên Liệu, Chọn Bột Và Cách Làm Bánh Chuối Chiên Bằng Bột Chiên Chuối


Những thói quen, như móc mũi hay xì mũi thường xuyên, có thể góp phần làm viêm nang lông. 

Nhọt mũi và viêm mô tế bào

Đây là một nhiễm trùng sâu của mũi. 

Mụn nhọt ở mũi được xem là nghiêm trọng hơn bởi vì nó có thể dẫn đến viêm mô tế bào. Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng da lan nhanh và có thể xâm nhập vào dòng máu. Tình trạng này có thể gây lõm da, sưng đỏ da do viêm. Trong một số trường hợp, viêm mô tế bào có thể gây tử vong. 

Vi khuẩn tụ cầu, phế cầu thường là nguyên nhân của viêm mô tế bào. Một số chủng vi khuẩn có thể kháng nhiều loại khoáng sinh, gây ra khó khăn cho việc điều trị. Trong một vài trường hợp, các vi khuẩn này có thể đe dọa tính mạng người bệnh. 

Lông mọc ngược

Mụn ở trong lỗ mũi cũng có thể là do hậu quả của tình trạng lông mọc ngược. Một số người có thể bị mụn ở trong mũi sau khi thử qua các phương pháp tẩy lông ở mũi. 

*
Bạn nên đến các trung tâm y tế uy tín để xử lý mụn nhọt ở mũi

Làm sao để phòng ngừa mụn mọc ở lỗ mũi? 

Tránh móc mũi và xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên. Bạn cũng nên tránh dùng tay chưa được rửa sạch chạm vào mũi. Điều này giúp ngăn ngừa các kích thích bên trong mũi có thể hình thành nên mụn. 

Tăng cường hấp thu vitamin D cũng có thể giúp phòng ngừa mụn trứng cá nói chung. Stress, căng thẳng cũng khiến cho mụn bị nặng hơn và chậm lành. 

Như vậy, có thể thấy mụn nhọt ở mũi cũng khá giống với tình trạng mụn trứng cá ở trên mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý đôi khi nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Hi vọng qua bài viết trên của trangnhacaiuytin.com, bạn đã không còn quá lo lắng về vấn đề này và có thể đối phó với mụn một cách tự tin rồi nhé!