CÁCH SỬ DỤNG CÂY CHÓ ĐẺ

  -  

Việc dùng cây chó đẻ trị rất nhiều bệnh: bệnh gan, mỡ máu, giải độc, làm đẹp… đã được khoa học chứng minh có tác dụng thực sự. Tuy nhiên, dùng thế nào, liều lượng ra sao để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối là điều mà tất cả bệnh nhân cần lưu tâm. Vậy cách uống cây chó đẻ như nào vừa an toàn, khỏi bệnh, không lo biến chứng hay tác dụng phụ không mong muốn, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thêm thông tin.

Bạn đang xem: Cách sử dụng cây chó đẻ

*

Uống diệp hạ châu- cây chó đẻ đúng cách giúp chữa bệnh


Mô tả diệp hạ châu- cây chó đẻ

Hình dáng cây

Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.

Phân bố:

Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi.Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao

Tác dụng diệp hạ châu- cây chó đẻ

Đông y cũng cho rằng, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt. Thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.Những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng này dẫn đến hiệu quả trục xuất sỏi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này.Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng trị đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da.

Cách uống cây chó đẻ an toàn

Chọn diệp hạ châu- cây chó đẻ uy tín

Ngày nay, do công dụng của cây chó đẻ mang lại nên cây chó đẻ được bán tràn lan trên thị trường. Người dùng nên chọn cây chó đẻ tươi, hoặc cây chó đẻ khô sạch, chất lượng, uy tín để việc chữa bệnh được tốt và an toàn, không lo rước thêm bệnh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Bột Dạ Quang Phát Sáng, Hướng Dẫn Về Bột Dạ Quang

Uống cây chó đẻ tươi

1 nắm cây chó đẻ tươi rửa sạch,Để ráo nước cho vào nồi đun ( Lưu ý chọn nòi đất sắc để có tác dụng tốt nhất)Đun lửa liu riu 10-15 phút và chắt lấy nước uống trong ngày.

*

Trà diệp hạ châu- cây chó đẻ

Uống cây chó đẻ khô

Cây chó đẻ khô rửa qua nước sạch,Cho vào bình đun lên hoặc hãm nước như hãm trà.Ban đầu có thể nước hơi đắng, bạn có thể cho thêm cam thảo để giảm bớt độ đắng, nên uống trong ngày.

Xem thêm: Cách Hỏi Và Chỉ Đường Trong Tiếng Anh Hay Nhất, Các Mẫu Câu Hỏi Đường Và Chỉ Đường Bằng Tiếng Anh

Uống cây chó đẻ khô kết hợp cùng các vị thảo dược

Việc kết hợp diệp hạ châu- cây chó đẻ cùng các loại thảo dược khác trước hết nên qua sự thăm khám của thầy thuốc bác sĩ, các bài thuốc do thầy thuốc bác sĩ bắt mạch kê đơn. Không nên tự ý uống, hay tự ý kết hợp các vị thảo dược để uống tránh không khỏi bệnh, bệnh tình nặng hơn và mang thêm bệnh.

Những trường hợp không nên uống cây chó đẻ

Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng.Nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.Những người sức khỏe bình thường không có bệnh mà uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng.Những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.Thông thường việc sử dụng đẻ sẽ theo liệu trình, không sử dụng liên tục, thường sử dụng trong 2 tháng sau đó cách 1 – 2 tháng sử dụng lại, nếu sử dụng quá liều, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây xơ cứng gan, tê liệt chức năng của gan.