Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Lá Hẹ

  -  
Hướng dẫn mẹ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ chi tiết nhấtTrang chủ » Nha khoa điều trị » Tưa miệng » Hướng dẫn mẹ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ chi tiết nhất
*

Rơ lưỡi bằng lá hẹ là phương pháp vệ sinh răng miệng được các bà mẹ Việt truyền tai nhau áp dụng từ xưa. Vậy thực hư của “mẹo dân gian” này thế nào? Cách rơ lưỡi lá hẹ cho bé thực hiện ra sao để đạt hiệu quả nhất? Ba mẹ hãy cùng lắng nghe tư vấn của chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Có nên rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ?

Trẻ nhỏ bú sữa mỗi ngày, các chất dinh dưỡng sẽ tích tụ và tạo thành mảng báo trên bề mặt lưỡi. Vì vậy, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc làm rất cần thiết, giúp cho khoang miệng luôn được sạch sẽ và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như tưa miệng, tưa lưỡi.

*
Lá hẹ được sử dụng phổ biến để tưa miệng cho bé

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong lá hẹ có chứa các thành phần chất kháng sinh như: allicin, sulfit, odorin,… Đây đều là những hoạt chất có công dụng diệt khuẩn mạnh và tốt hơn cả Penicillin – một loại kháng sinh thường được dùng phổ biến trong Tây y.

Đặc biệt, thành phần này là các chất “kháng sinh tự nhiên” rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ hay nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, kể cả phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lá hẹ để điều trị các bệnh răng miệng.

Khi dùng lá hẹ để rơ lưỡi sẽ giúp tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn, nấm miệng và hạn chế các bệnh lý do vi khuẩn gây ra như tưa lưỡi, viêm nướu, sún răng,…. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp chống viêm, kháng khuẩn, giải độc, tiêu đờm, cầm máu và giúp bé dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng sữa.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ mẹ cần biết

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và sử dụng lá hẹ rơ lưỡi đem lại hiệu quả tốt nhất, ba mẹ nên thực hiện theo cách làm chúng tôi hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch rơ lưỡi

Đem khoảng 1 năm nhỏ lạ hẹ tươi, xanh đi rửa sạch với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.Lá hẹ mang đi giã hoặc xoay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt.Thêm vào dung dịch một vài hạt muổi biển chúng ta sẽ thu được hỗn hợp lá hẹ để rơ lưỡi cho bé.

Xem thêm: Cách Để Nick Facebook Luôn Sáng, Cách Để Nick Facebook Luôn Online

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ

Trước khi rơ lưỡi cho bé, mẹ hãy rửa tay sạch sẽ bằng cồn y tế hoặc nước rửa chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn bám trên da tay có thể tấn công khoang miệng trẻ. Sau đó, đừng quên lau khô tay bằng khăn bông mềm. Nên ưu tiên sử dụng cồn y tế do cồn có khả năng bay hơi hết, không để lại chất dư thừa trên tay như xà phòng.

*
Mẹ hãy nhớ sạch tay trước khi rơ lưỡi cho con

Bước 3: Đặt trẻ đúng tư thế

Bế trẻ lên và cố định bằng 1 tay sao cho đầu của con tầm cao tới ngực của mẹ để trẻ cảm thấy thoải mái, hạn chế tình trạng nôn chớ. Chú ý tay còn lại trong quá trình vệ sinh lưỡi cho con vẫn ôm ấp nhẹ nhàng để bé cảm thấy an toàn và hợp tác với mẹ nằm yên.

Nên đọc:  Cách rơ lưỡi bằng giá đỗ cho con mọc răng không sốt

Bước 4: Rơ lưỡi cho trẻ

Dùng gạc rơ lưỡi mua sẵn hoặc gạc y tế để quấn quanh ngón trỏ và đưa ngón tay thấm vào dung dịch lá hẹ đã chuẩn bị sẵn tiến hành rơ lưỡi cho trẻ. Mẹ hãy nhớ tập trung chủ yếu vào 2 bên nướu của trẻ, cụ thể như sau:

Rơ 2 ở bên nướu: Nhẹ nhàng đưa ngón tay trỏ theo chuyển động hình tròn để loại bỏ vi khuẩn bám trên nướu. Với trẻ đang mọc răng chỉ chấm nhẹ nhàng quanh nướu để hạn chế chà xát làm tổn thương và đau nhức cho trẻ.Rơ sạch ở xung quanh miệng: Tiếp tục tiến tới 2 bên má và vòm họng.Rơ toàn bộ lưỡi: Tiến hành rơ lưỡi theo 1 hướng, từ trong ra ngoài. Khi này mẹ cần thực hiện dứt khoát và nhanh chóng để không gây ghê cổ cho bé.

Những lưu ý cần nhớ khi rơ lưỡi bằng lá hẹ

Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý khi áp dụng mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ ở trẻ:

Phương pháp dân gian này chỉ áp dụng với trẻ trên 5 tháng tuổi.Gạc chỉ sử dụng 1 lần để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không tái sử dụng.Khi tiến hành rơ lưỡi không nên để trẻ nằm trên giường hay mặt phẳng.Thực hiện 1 – 2 lần/ngày cho tới khi trẻ mọc răng đầy đủ.Thời gian đầu rơ miệng, do trẻ chưa quen và mùi lá hẹ khá hăng nồng nên trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và cáu gắt. Vì thế, mẹ cần nhẹ nhàng với trẻ giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái.Trước khi thấm nước hẹ để vệ sinh lưỡi cho con, mẹ nên thấm gạc qua nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn.Nên cho bé uống khoảng 1 – 2 thìa nước trước và sau khi rơ lưỡi.Không tự ý sử dụng các loại dung dịch hay thuốc kháng sinh để rơ lưỡi cho trẻ trong thời gian dài. Hoặc ba mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.Còn dịch chiết lá hẹ dùng hằng ngày và liên tục không gây ảnh hưởng gì cho răng miệng.
*
Trong quá trình rơ lưỡi cho bé mẹ cần chú ý thực hiện cẩn thận

Ngoài phương pháp sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho bé, bố mẹ có thể sử dụng lá ngót, lá trầu để vệ sinh khoang miệng cho trẻ rất đơn giản và an toàn.

Xem thêm: Cách Làm Bánh Da Lợn Cuộn Đậu Xanh Thơm Ngon, Cách Làm Bánh Da Lợn Đơn Giản Thơm Ngon Chuẩn Vị

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm rõ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc về các kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mẹ và bé, bạn có thể truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.