Cách Làm Chứng Minh Nhân Dân

  -  

Chứng minh nhân dân,hayThẻ Căn cước Công dâncòn gọi làGiấy chứng minh nhân dân,Chứng minh thư nhân dân,thẻ căn cước,trong khẩu ngữ hay được gọi tắt làchứng minh thưhoặcgiấy chứng minhlà một loạigiấy tờ tùy thâncủacông dânViệt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước cóthẩm quyềnvề đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Tương đương nhưthẻ căn cướchaythẻ nhận dạng cá nhântại những quốc gia khác.

Bạn đang xem: Cách làm chứng minh nhân dân

*
Chứng minh nhân dân là gì

Bắt đầu từ năm 2016, Chứng minh nhân dân chính thức được thay bằngCăn cước Công dântrên toàn lãnh thổ Việt Nam.

1. Đối tượng được cấp Chứng minh thưnhân dân

Cấp mới

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên,đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và chưa được cấp CMND lần nào.

Cấp đổi CMND trong các trường hợp

- CMND rách, nát, không rõ ảnh, chữ, số ghi trên CMND.

- Đã được phép thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh của cơ quan có thẩm quyền.

- Đã được cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợpchuyển nơi đăng ký thường trú trong - phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND

- Người có thay đổi về đặc điểm nhận dạng do phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

- CMND đã sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp được đổi theo thông báo của cơ quan Công an.

- Cấp lại CMND trong trường hợp bị mất CMND.

Đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh thư

- Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ.

- Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;

- Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân bao gồm người bị bệnh, đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần. Người không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.

- Chú ý:Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần, công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làm các thủ tục cấp CMND

2. Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân gồm

Cấp mới CMND

- Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp).

- Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu).

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

*

Thủ tục làm CMND

Cấp đổi CMND

- Đơn đề nghị (mẫu CM3):Tải mẫu đơn đề nghị cấp CMND

- Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

- Kê khai tờ khai cấp CMND.

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

- Nộp CMND cũ.

- Trong trường hợp đổi CMND do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi đó.

Cấp mới, đổi chứng minh thư 12 số

- Kể từ ngày 7-12, không còn làm CMND 9 chữ số vì công nghệ đã hoàn toàn chuyển sang 12 chữ số mới.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Sạch Chân Gà Đông Tảo Làm Gì Ngon Cho Ngày Rảnh Rỗi

- Theo đó, số CMND có 12 chữ số và CMND cũ 9 chữ số có giá trị như nhau. Việc chuyển đổi CMND từ số cũ (9 số) sang số mới (12 số) là không bắt buộc, ưu tiên cho những người làm mới, do bị mất hay hết hạn sử dụng. Công dân thường trú tại quận, huyện nào thì đến quận, huyện đó để được hướng dẫn làm CMND 12 chữ số mới.

Quy trình đổi CMTcũ sang mới

Với trường hợp cấp mới:

- Cần có hộ khẩu không cần xác nhận của chính quyền địa phương

- Ảnh 3×4

- Đơn đề nghị cấp/ đổi/ cấp lại CMND và tương tự với trường hợp cấp đổi.

*

Quy trình cấp đổi CMND

Với trường hợp cấp lại do mất:

- Cần cung cấp hộ khẩu bản chính, đơn đề nghị cấp/ đổi/ cấp lại giấy CMND có dán ảnh, xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.

- Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú:Tải mẫu đơn đề nghị cấp CMND

- Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

- Kê khai tờ khai cấp CMND.

Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

4. Nơi làm thủ tục cấp CMND, lệ phí cấp CMND, thời gian trả CMND

Nơi làm thủ tục cấp CMND

- Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.

- Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.

Lệ phí cấp CMND

- Đối tượng thu lệ phí: Công dân làm thủ tục cấp lại, cấp đổi (do bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung ghi trong CMND).

- Mức lệ phí cấp mới là 30.000 đồng/CMND

- Cấp đổi là 50.000 đồng/CMND

- Cấp lại là 70.000 đồng/CMND.

- Đối tượng không thu, miễn thu lệ phí: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh; công dân của các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; cấp mới, cấp đổi do CMND hết hạn sử dụng.

Thời gian trả CMND

- Trong thời hạn15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.

5. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

Thu hồi trong các trường hợp sau:

- Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;

- Ra nước ngoài định cư.

Tạm giữ trong các trường hợp sau:

- Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại Trại giam; chấp hành quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh.

- Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh.

Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

*

Thu hồi CMND

- Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hồi Chứng minh nhân dân trong các trường hợp bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam; Ra nước ngoài định cư.

- Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại Trại giam; chấp hành quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh.

Xem thêm: Làm Cách Chuyển Từ Hàng Sang Cột Trong Excel Đơn Giản, Chuyển Cột Thành Dòng Trong Excel

- Công dân được trả lại CMND khi chấp hành xong các biện pháp xử lý nói trên; người có thẩm quyền, cơ quan tạm giữ CMND trả lại CMND cho họ sử dụng, khi trao trả CMND phải lập biên bản cụ thể.

6. Làm Chứng minh nhân dân nhanh

*

Làm chứng minh nhân dân nhanh