Cách làm chu kỳ kinh nguyệt đến sớm

  -  
Mặc dù cần thiết cho khả năng sinh sản nhưng thành thật mà nói thì chẳng phụ nữ nào mong muốn đến kỳ kinh nguyệt cả. Tuy nhiên, đôi khi nhiều chị em lại muốn đẩy kỳ kinh nguyệt của mình lên sớm hơn.

Bạn đang xem: Cách làm chu kỳ kinh nguyệt đến sớm


Mục lục

Lý do

Nguyên nhân gây chậm kinh

Cảnh báo khi mang thai

12 phương pháp tự nhiên

Khi nào cần đi khám?


*

Nội dung chính của bài viết:

Các chất làm kỳ kinh đến sớm hơn được gọi chung là chất điều hòa kinh nguyệt và một số chất này có thể gây sảy thai.Để kỳ kinh đến sớm, chúng ta có thể bổ sung các dưỡng chất và sử dụng các thức ăn như: vitamin C, dứa, gừng, mùi tây, nghệ. Ngoài ra các vị thuốc trong đông y như đương quy, thiên ma cũng có thể hỗ trợ đẩy kỳ kinh đến sớm.Các biện pháp khác như thư giãn, chườm nóng hoặc tắm nước ấm, hoạt động tình dục, giảm cường độ tập luyện nặng, dùng các biện pháp kiểm soát sinh sản cũng rất hiệu quả trong việc đẩy kỳ kinh đến sớm.Cần theo dõi hiện tượng chậm kinh, nếu thấy có các biểu hiện bất thường do chậm kinh hay vô kinh gây nên, ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần đi khám để bác sĩ có biện pháp can thiệp và khắc phục.

Tại sao cần kinh nguyệt đến sớm?

Có nhiều lý do cho việc này, ví dụ như muốn sạch kinh trước một chuyến đi chơi hay sự kiện quan trọng, có chu kỳ kinh nguyệt thất thường và muốn điều chỉnh cho đều hơn để có thể lên kế hoạch thụ thai hoặc cũng có thể kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường và gây lo lắng, hoang mang.

Dù lý do là gì thì hoàn toàn có những cách để thúc đẩy kỳ kinh đến sớm.

Các nguyên nhân gây chậm kinh

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng trước đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau và thường dao động trong khoảng từ 21 đến 35 ngày.

Hiện tượng không có kinh nguyệt được gọi là vô kinh. Những bé gái chưa bắt đầu có kinh nguyệt sau năm 15 tuổi và những phụ nữ bị lỡ 3 kỳ kinh liên tiếp được coi là mất kinh nguyệt hay vô kinh.

Có một số nguyên nhân khiến kỳ kinh nguyệt đến muộn hoặc không đến:

Căng thẳng kéo dàiGiảm hay tăng cân quá mứcCác biện pháp tránh thai nội tiếtVấn đề về tuyến giápMãn kinhMang thai

Điều gì xảy ra nếu cố có kinh nguyệt khi đã mang thai?

Các chất làm kỳ kinh đến sớm hơn được gọi chung là chất điều hòa kinh nguyệt và một số chất này có thể gây sảy thai.

Do đó, nếu nguyên nhân bị chậm kinh hay vô kinh là do đã mang thai thì việc sử dụng các biện pháp để cố có kinh nguyệt sẽ dẫn đến sảy thai. Điều này rất nguy hiểm. Nếu có khả năng là đã có thai thì tuyệt đối không được dùng những chất này. Còn nếu biết chắc mình không mang thai và muốn kỳ kinh đến sớm thì có thể thử những cách tự nhiên dưới đây.

Làm thế nào để kỳ kinh đến sớm hơn?

Vitamin C

Vitamin C, hay còn được gọi là axit ascorbic, có thể làm cho kỳ kinh đến sớm hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

Vitamin C được cho là có thể làm tăng nồng độ estrogen và giảm nồng độ progesterone. Điều này làm cho tử cung co thắt và bong lớp niêm mạc bên trong, dẫn đến sự bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Nếu muốn thử phương pháp này, bạn có thể dùng viên uống vitamin C hoặc đơn giản là ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, ví dụ như trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho đen, bông cải xanh, ổi, đu đủ, ớt chuông và cà chua…

Nếu dùng viên uống vitamin C thì cần cẩn thận, chỉ sử dụng trong giới hạn an toàn được khuyến nghị - việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể gây nguy hiểm.

Dứa

Dứa là một loại trái cây rất giàu bromelain - một loại enzyme có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và các hormone khác.

Một nghiên cứu vào năm 2017 đã chỉ ra rằng bromelain có tác dụng giảm viêm. Điều này có nghĩa là dứa có thể giúp cải thiện các nguyên nhân gây kinh nguyệt thất thường có liên quan đến viêm.

Gừng

Gừng là một gia vị và cũng là một phương thuốc được dùng trong y học cổ truyền để kích thích kinh nguyệt đến sớm bằng cách gây gây co bóp tử cung.

Gừng rất khó ăn sống nên cách đơn giản hơn là uống trà gừng. Cách thực hiện như sau: lấy một nhánh gừng nhỏ, cạo vỏ và đập dập hoặc thái lát rồi đun lên với nước trong 5 đến 7 phút. Lọc bỏ bã gừng và thêm mật ong hoặc đường rồi uống khi còn ấm.

Mùi tây

Mùi tây chứa hàm lượng vitamin C cũng như là apiol rất cao và có thể giúp kích thích co thắt tử cung. Tuy nhiên, apiol sẽ gây hại khi dùng quá nhiều và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Vì thế, không nên ăn nhiều hay uống trà mùi tây nếu đang mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề về thận.

Để làm trà mùi tây, chỉ cần nghiền một ít mùi tây tươi, bỏ vào một cốc nước sôi rồi chờ khoảng 5 phút trước khi uống.

Xem thêm: Cách Nhận Biết Đá Quý Ngoài Tự Nhiên Chuẩn Xác Nhất, Cách Phân Biệt Đá Quý Thật Hay Giả

Nghệ

Củ nghệ cũng là một phương thuốc cổ truyền có công dụng điều hòa kinh nguyệt. Nghệ được cho là phát huy tác dụng này bằng cách ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh.

Có nhiều cách để bổ sung nghệ, có thể thêm vào trong các món ăn hoặc dùng bột pha với nước ấm và mật ong để uống hàng ngày.

Đương quy

Đương quy là một vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền từ cách đây hàng trăm năm, được cho là giúp làm cho kinh nguyệt đến sớm hơn bằng cách làm tăng sự lưu thông máu đến khoang chậu và bằng cách kích thích các cơ trong tử cung co thắt.

Thiên ma (black cohosh)

Thiên ma (black cohosh) là một loại thảo dược có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt bằng cách làm săn chắc tử cung và kích thích niêm mạc tử cung bong ra.

Tuy nhiên, thiên ma có thể tương tác với nhiều loại thuốc nên không được khuyến cáo dùng cho những người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc điều trị bệnh tim hoặc những người có tiền sử bệnh gan.

Thư giãn

Căng thẳng đôi khi là nguyên nhân gây chậm kinh hoặc vô kinh. Khi cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra các hormone như cortisol hoặc adrenaline.

Những hormone này có thể ức chế sự sản xuất estrogen và progesterone – hai hormone rất cần thiết để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn.

Giải pháp để khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều do căng thẳng là thư giãn. Có nhiều cách để giảm căng thẳng và thư giãn khác nhau, ví dụ như:

Giảm khối lượng công việcDành thời gian đi chơi với bạn bè và gia đìnhTập thể dụcDành thời gian cho sở thíchSử dụng các biện pháp thư giãn như ngồi thiền

Chườm nóng hoặc tắm nước ấm

Tắm nước ấm có thể giúp làm thư giãn các cơ và giảm căng thẳng về tinh thần. Vì thế nên điều này có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Có thể thử thêm một ít tinh dầu thơm vào bồn tắm để tăng thêm hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng túi chườm hoặc bình đựng nước nóng và áp lên bụng.

Hơi nóng không chỉ giúp thư giãn mà còn có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng này, từ đó giúp kỳ kinh nguyệt diễn ra sớm hơn.

Hoạt động tình dục

Hoạt động tình dục cũng là một cách để đẩy “ngày đèn đỏ” lên sớm hơn.

Việc đạt cực khoái có thể làm cho cổ tử cung giãn ra, tạo ra một lực hút để “kéo” máu kinh nguyệt xuống. Cực khoái đạt được qua hoạt động tình dục xâm nhập và không xâm nhập đều có tác dụng này.

Hoạt động tình dục thường xuyên còn giúp làm giảm tác động của căng thẳng và tạo sự cân bằng nội tiết tố.

Giảm cường độ tập luyện nặng

Tập thể dục với cường độ quá cao có thể gây kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đến muộn hoặc bị lỡ. Vận động viên – những người thường phải tập luyện nặng hàng ngày có thể gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân là do việc vận động mạnh trong thời gian dài có thể làm giảm nồng độ estrogen và ảnh hưởng đến sự đều đặn của chu kỳ kinh.

Các biện pháp kiểm soát sinh sản

Một giải pháp lâu dài để khắc phục vấn đề kinh nguyệt thất thường là sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố. Bằng cách kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể, những biện pháp tránh thai này có thể giúp điều chỉnh thời gian có kinh nguyệt một cách nhất quán hơn mỗi tháng.

Xem thêm: Chỉ Cách Xem Tướng Số Qua Khuôn Mặt Nhận Biết Tương Lai, Cách Xem Tướng Qua Khuôn Mặt

Tuy nhiên, phương pháp này lại có đi kèm với tác dụng phụ. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

Khi nào cần đi khám?

Chậm kinh hoặc vô kinh có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bạn cần đi khám nếu như:

Nghi ngờ mình đã mang thaiBị lỡ ba kỳ kinh nguyệt liên tiếpVô kinh trước tuổi 45Vẫn có kinh nguyệt sau 55 tuổiBị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệKinh nguyệt đột nhiên có sự thay đổi, ra nhiều máu hơn hoặc thất thường hơnBị ra máu sau mãn kinh (ra máu sau hơn 12 tháng không có kinh nguyệt)Bị ra máu trong thời gian điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế