Cách giữ cây mía tươi lâu

  -  

Nước mía là thức uống giải khát trong những ngày hè chẳng còn xa lạ với bất kì ai. Với khí hậu nóng ẩm gió mùa, nước ta rất thích hợp cho việc trồng mía. Thế nhưng bảo quản mía sau khi thu hoạch lại không hề đơn giản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản cây mía tươi lâu nhất nhé!

*

Cây mía sau khi thu hoạch sẽ bị biến đổi như thế nào?

Sau quá trình thu hoạch cây mía sẽ bị thay đổi về các thành phần hoá học. Sự thay đổi ấy diễn ra như sau đây!

Với thành phần nước của mía sẽ bị biến đổi như sau:

Trong cây mía thành phần nước chiếm đến hơn 70%, khi để lâu việc thoát hơi nước nhiều sẽ diễn ra, như vậy thì mía sẽ giảm khối lượng.Ngoài ra nếu như hơi nước giảm cũng đồng nghĩa với việc cây mía bị héo và bị mất đi chất dinh dưỡng và giảm đi thành phẩm của cây mía.

Bạn đang xem: Cách giữ cây mía tươi lâu

*

Còn đối với phần đường ở trong mía cũng bị ảnh hưởng như sau:

Trong mía chứa rất nhiều đường saccarose, ngoài ra còn có glucose và fructose. Sau khi thu hoạch để quá lâu thì đường saccarose sẽ bị chuyển thành đường khử. Như vậy lượng đường trong mía sẽ bị giảm theo thời gian.

Nên thu hoạch mía và bảo quản mía đúng cách trong thời gian mía chín, tránh để bị chín quá (trổ cờ). Đối với loại mía chín quá thì lượng đường và lượng nước trong mía sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thành phẩm sau này.

Cách bảo quản cây mía tươi lâu trong quá trình vận chuyển

Điều quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây mía chính là bài toán sử dụng cơ giới hóa trong thu hoạch cũng như vận chuyển cây mía. Hiện nay cây mía ở nước ta vẫn đang được thực hiện thu hoạch 1 cách rất thủ công. Sau khi chặt cây mía thì lượng đường trong này sẽ bị giảm nhanh. Vậy chúng ta phải bảo quản cây mía tươi thế nào?

*

Theo những chuyên gia cho biết hiệu suất thu hồi được của đường sẽ giảm đi 80% nếu chúng ta ép mía sau 8 ngày. Con số này rất là ngắn mà việc thu mua mía hiện nay lại căn cứ theo hàm lượng đường có trong mía. Chính vì thế, việc vận chuyển đến nhà máy sản xuất mía phải được thực hiện nhanh chóng.

*

Biện pháp đó là: Khi thu hoạch cây mía thì phải thực hiện này những ngày mát mẻ, các phương tiện vận chuyển mía thì cần phải được che chắn bằng phông, bạt dày để tránh tình trạng mía tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và hơi nóng. Tốc độ khi thu hoạch hay bốc mía lên xe phải tiến hành thật nhanh gọn.

Xem thêm: Làm Cách Hủy Lời Mời Thích Trang Trên Facebook Cực Hiệu Quả Bạn Nên Thử Ngay

Đó là trong quá trình bảo quản mía đến các công ty còn với các hộ kinh doanh nước mía thì phải làm thế nào?

Mía để hạn chế việc hư hỏng hay giảm đi lượng đường bên trong thì phải chất thành đống lớn và sử dụng nước tưới vào mía hoặc thấm ướt lá mía, phủ bạt che chắn cho mía. Việc này sẽ giúp cho nước ở trong cây mía hạn chế bốc hơi nước nhất là vào những ngày hè nóng bức.

Bảo quản nước mía đơn giản nhất – giữ lâu nhất

Trong quá trình kinh doanh nếu như không sử dụng hết phần nước ép hoặc cây mía đã gần hỏng buộc chúng ta phải ép ra để nước mía để được lâu nhất thì nên thực hiện theo chỉ dẫn sau.

1. Đảm bảo vệ sinh máy ép nước mía: Để đảm bảo máy ép mía sạch sẽ, đảm bảo chất lượng chúng ta cần vệ sinh máy ép nước mía 1 cách thường xuyên.

2. Cây mía ép phải được làm sạch sẽ loại bỏ hoàn toàn những phần mía bị hỏng: Bạn hãy nhớ rằng mía có ngon thì ép nước mới ngon và để được lâu.

Xem thêm: Cách Làm Panna Cotta Trà Xanh Theo Phong Cách Italy, Cách Làm Panna Cotta Trà Xanh Thơm Ngon Và Mới Lạ

3. Tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản: Đừng vì lợi nhuận mà làm những việc không đúng với lương tâm. Hãy kinh doanh lành mạnh và đặt sức khoẻ khách hàng lên hàng đầu nhé!

4. Nếu muốn mía để được lâu thì đừng vội vắt thêm quất, chanh: Chanh quất sẽ làm nước mía nhanh hỏng hơn đó.

*

Nước mía sau khi ép nên sử dụng ngay để giữ được hương vị. Nếu ép xong chưa dùng ngay thì bạn nên bảo quản lạnh nước mía. Mặc dù vậy hạn sử dụng của nước mía là 24h sau khi ép. Thế nên đừng để nước mía quá lâu nhé!