Cách Đọc Hoa Gió Trong Bản Vẽ

  -  

I. HOA GIÓ KIẾN TRÚC LÀ GÌ?

Hoa gió kiến trúc là gì?
Hoa gió kiến trúc là nói đến hướng gió ảnh hưởng và tác động dến công trình kiến trúc. Dựa vào dữ liệu của hoa gió kiến trúc , người ta lên thiết kế thích hợp cho các công trình phụ trợ, thiết kế tổng mặt bằng xây dựng khi thi công. Ngoài ra, độ lớn của các cạnh hoa gió lại thể hiện mức độ mạnh yếu của gió. Càng nhiều cạnh thì khả năng xoáy của gió cao hơn.

Bạn đang xem: Cách đọc hoa gió trong bản vẽ

1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VỀ LA BÀN

La bàn tiếng anh là gì? La bàn trong tiếng Anh gọi là Compass. Được sử dụng từ thời nhà Tần (221-207 trước Công nguyên) tại Trung quốc, La bàn trung quốc được làm từ đá từ tính, cũng được gọi là đá nam châm (lodestone hay magnet). Một phát hiện thật ngẫu nhiên, khi họ bỏ miếng đá từ tính trên đất, hay bỏ xuống nước, nó cũng chỉ về hướng Bắc.

La bàn được sáng tạo để giúp những người di duyển đường dài, và cũng áp dụng trong lĩnh vực xây dựng để định hướng chính cho công trình. Sau này, la bàn được áp dụng vào Phong thủy ứng dụng giúp người chủ ngôi nhà có được nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.


*
Hình minh họa La bàn

2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VỀ HOA GIÓ

Hoa gió tiếng anh là gì? Hoa gió tiếng Anh là Compass rose
(thuật ngữ "Win rose" cũng đã được sử dụng để nói về Hoa gió), đã trở thành biểu đồ được sử dụng rất thông dụng từ thế kỷ thứ 14. Hoa gió có thiết kế chi tiết nhất gồm có 32 cung tròn đặt theo tên 32 cơn gió trong lịch sử. Những nhà lịch sử hàng hải xác nhận rằng người Bồ Đào Nha đã sử dụng hoa gió chỉ có 16 cung tròn như là hoa tiêu chỉ đường trong thời đại phát triển hàng hải của họ vào thế kỷ 15. Hoa tiêu 8 hay 16 cung tròn được dùng rất thông dụng cho những người đi biển vì họ chỉ biết xem bản đồ hoa gió để định vị hướng trên những chiếc thuyền lớn trong trời mưa bão tối đen. Sau này, hoa gió được thêm màu sắc và một số biểu tượng để dễ nhận biết khi sử dụng.


*
Hình minh họa các thiết kế hoa gió kiến trúc. Photo: https://www.islandnet.com
Không có một bản thảo tiêu chuẩn nào tồn tại cho thiết kế của Hoa gió, vì vậy các nhà bản đồ học đã thiết kế riêng theo cách của họ. Ví dụ như vào thời gian chuyến đi khám phá Châu Mỹ của nhà thám hiểm Columbus, nhà bản đồ Bồ Đào Nha Pedro Reinel đã vẽ Hoa tiêu 32 cung tròn, với một biểu tượng hoa bách hợp (fleur de lis) nằm ở hướng Bắc, hay ký tự T (Tramontana), tên của một loại gió. Chữ thập Maltese chỉ dẫn về hướng Đông vì đây là hướng của dấu hiệu Tôn Giáo và Vũ trụ (hướng của Thành Cổ Jerusalem).

Hoa gió ngày nay không còn là dụng cụ đi biển hữu dụng nữa, vì đã có thiết bị công nghệ định vị tối tân hơn.

3. THÁP ĐO GIÓ ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Được xây dựng vào năm 50 trước công nguyên bởi kiến trúc sư và thiên văn học người Hy Lạp tên Andronikos of Kyrrhos. Đây là tháp dùng như một đồng hồ mặt trời (sundials), đồng hồ nước (water clock) và chong chóng gió (weathervane). Tòa tháp hỉnh bát giác chất liệu đá marble trắng cao 12 mét, đường kính 8m, có bậc tam cấp dẫn vào cổng chính.


*
Tháp đo gió đầu tiên trên thế giới xây bởi kiến trúc sư và thiên văn học Andronikos of Kyrrhos. Photo: https://jennifertetlow.co.uk
Phần mái của tháp được xây dựng giống với vương miện của vị thần biển cả Triton, thần có thân người và đuôi cá. Hướng tay chỉ của vị thần này nằm trùng với hướng gió thổi. Hãy xem qua tỉ lệ một chút, kích thước hoa gió thần Triton có chiều dài 1.2m so với chiều cao 8m của tòa tháp.

Vào thời gian chúa Giesu ra đời, tháp đo gió này được chuyển đổi công năng thành nhà thờ. Tuy nhiên, trận động đất tại Hy Lạp đã chôn vùi một nửa của tháp trong lòng đất. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra tháp vào năm 1840 và sau đó họ đã trùng tu nó. Hiện nay, tháp đo gió này trở thành một điểm thu hút khách du lịch tại thành phố Athen, nước Hy Lạp.

4. HOA GIÓ KIẾN TRÚC TRONG BẢN VẼ KIẾN TRÚC

Gió là những luồng không khí chuyển động ở quy mô rộng. Gió thường được chia theo quy mô về không gian, lực tạo gió, tốc độ hay các khu vực gió, tác động của gió.

Khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tuy nhiên, với vùng miền khác nhau sẽ có nét khác biệt riêng. Vì thế, khí hậu cũng như gió ảnh hường không kém phần quan trọng đến kiến trúc và xây dựng.

Trong lĩnh vực kiến trúc, hoa gió kiến trúc trong bản vẽ kiến trúc vẫn được sử dụng như là một chỉ dẫn quan trọng cho công trình. Xác định được kiểu gió để đưa ra đúng các quyết định về thiết kế kiến trúc và nội thất, đảm bảo trong an toàn quá trình thi công xây dựng.

5. CÁC NAN HOA GIÓ TRÊN BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ?

Mỗi nan hoa gió thể hiện:

– Tần suất gió theo mỗi hướng.

– Tần suất gió theo mỗi vùng tốc độ gió (thể hiện bằng các dải màu) cho từng hướng gió.

Một biểu đồ hoa gió sử dụng một hệ tọa độ cực, theo đó dữ liệu được vẽ một khoảng cách nhất định cách tâm theo một góc tương đương về phía bắc.


*
Biểu đồ của hoa gió kiến trúc. Photo: http://coastal-protection-mekongdelta.com

6. CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG GIÓ TRÊN BIỂU ĐỒ HOA GIÓ TRONG BẢN VẼ KIẾN TRÚC

Cách đọc hoa gió trong bản vẽ dùng xác định hướng gió. Trong biểu đồ trên, cách xác định hướng gió thì cánh hướng tây và dải màu của nó cung cấp các thông tin sau:

– Hướng gió thổi từ phía hướng tây 34% thời gian tại khu vực x.

Xem thêm: Tổng Hợp Những Cách Làm Phồng Chân Tóc Tự Nhiên Nhanh Chóng, Uốn Phồng Chân Tóc Có Tốt Không

– Phân bố tốc độ gió theo hướng tây tại khu vực x:

– 5% tổng thời gian gió thổi 0-5km/h từ hướng tây

– 9% tổng thời gian gió thổi 6-10km/h từ hướng tây.

– 11% tổng thời gian gió thổi 11-15km/h từ hướng tây.

– % tổng thời gian gió thổi 16-20km/h từ hướng tây.

– 3% tổng thời gian gió thôi 21-25km/h từ hướng tây.

– 2% tổng thời gian gió thổi 26-30km/h từ hướng tây.

Tương tự như vậy cho cách đọc hoa dòng chảyhoa sóng. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng trong quy ước: Các hoa gió thể hiện hướng gió từ đâu tới trong khi hoa sóng và dòng chảy thể hiện hướng mà sóng hoặc dòng chảy dịch chuyển tới.

#hoa gió hà nội #hoa gió tphcm #hoa gió kiến trúc tp hcm #hoa gió trong bản vẽ

Nguồn tham khảo:

https://www.islandnet.com - By any other name: The Wind Rose

http://coastal-protection-mekongdelta.com - Wind Rose Explanation


II. XEM NHỮNG BÀI VIẾT KHÁC

Kiến trúc Nhật Bản hiện đại

*

Người Nhật đã có những ý tưởng thiết kế hiện đại kết nối với kiến trúc truyền thống của họ. Dấu hiệu nổi bật là họ sử dụng gỗ, khung cảnh nhìn lớn và trang trí theo lối tối giản. Tính đương đại được chấp nhận trong kiến trúc Nhật Bản như là những đặc trưng và cho mục đích sử dụng khác nhau, kết hợp trường phái tối giản, và cảnh vật thiên nhiên trong các công trình kiến trúc tại Nhật Bản.


*

Kiến trúc đó là một nghề chuyên nghiệp mà mỗi tác phẩm có thể nhận biết rất hữu hình, thể hiện một kiến thức thâm sâu trải qua nhiều nghiên cứu và thực hành. Vậy điều gì thúc đẩy một kiến trúc sư đưa ra cách thiết kế như vậy? Tất nhiên, sách kiến trúc nước ngoài là một tài nguyên vô giá để kiến trúc sư tham khảo cách thiết kế, những đam mê, những bài học thuật và những tinh hoa khác nữa.


*

Một số tạp chí kiến trúc nước ngoài như DWELL, ARCHITECTURAL DIGEST, EVOLO..v.v.. có những thông tin hết sức hữu ích gồm các bài viết và hình ảnh thực tế của các công trình kiến trúc trên khắp thế giới. Chúng dành cho những ai có đam mê và mong muốn tìm hiểu những kiến thức thực tế, cũng như những bài viết chuyên ngành trong các lĩnh vực kiến trúc, nội thất, nghệ thuật..v.v..


*

Một phiên bản thu nhỏ của "kiến trúc hữu cơ" (organic architecture), thiết kế của Biệt thự trên thác nước Bear Run biểu tượng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Thông qua cách thiết kế có tính toán tương thích với khung cảnh thiên nhiên vốn có, ngôi biệt thự cùng với các món đồ nội thất, và cảnh quan xung quanh trở thành những phần kết nối với nhau trong một bản thiết kế đồng nhất.

Xem thêm: Cách Lấy Chìa Khóa Bị Gãy Trong Ổ 【Siêu Dễ Chỉ Từ 2P】


*

Thiết kế nội thất là đưa ra thiết kế sáng tạo để làm không gian nội thất đạt tính thẩm mỹ, phong cách với công năng hiệu quả hơn. Qua đó, nó đáp ứng được nhu cầu và đem lại trải nghiệm cho khách hàng sử dụng. Thiết kế nội thất là một hoạt động chuyên nghiệp mang tính nghệ thuật kết hợp kỹ thuật, kế hoạch và qui trình nhằm đem lại một thiết kế toàn diện và hữu hiệu nhất.