CÁCH BỐ TRÍ NHÀ VỆ SINH TRONG NHÀ ỐNG

  -  
Trong bài viết này Nội Thất Trẻ sẽ mách bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho khoa học, tiết kiệm diện tích, đảm bảo công năng, thẩm mỹ, sạch sẽ, thông thoáng và hợp phong thủy để bạn có giải pháp tối ưu nhất khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà của mình.

Bạn đang xem: Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống


*
Diện tích nhà vệ sinh hợp lý
Nhà vệ sinh trong nhà ống thông thường có diện tích khoảng 3m2 – 4m2, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và diện tích sàn nhà gia chủ có thể lựa chọn thêm hoặc bớt diện tích nhà vệ sinh sao cho phù hợp.Với diện tích khoảng 3m2, 4m2 thì có thể phân chia các khu vực chức năng trong nhà vệ sinh thành khu bồn cầu, lavabo(bồn rửa), khu tắm đứng.
*
Nhà vệ sinh được bố trí họp lý
Trong thiết kế nhà vệ sinh có một yếu tố nữa gia chủ cũng nên lưu ý đó là cần có sự phân biệt hai khu vực, khu lắp bồn cầu và lavabo là không gian khô, và khu tắm đứng là không gian ướt.Ví dụ với một nhà vệ sinh kích thước 1,4mx2,7m (rộng x dài) thì có thể chia 3 khu vực mỗi khu 0,9m, tách bồn cầu cùng lavabo với khu vực tắm đứng bằng vách ngăn kính để giữ 2 không gian khô và ướt riêng biệt cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
*
Nhà vệ sinh trong nhà ống
Nếu căn nhà rộng hơn, nhà vệ sinh lớn hơn thì có thể trang bị thêm bồn tắm nằm hoặc bồn tắm ngoài, nếu lắp bồn tắm thì không nên lắp vách ngăn để tránh sự chật chội.
Điều kiêng kỵ nhất cần tránh khi đặt nhà vệ sinh đó là tránh đặt trên lối vào, trên phòng ngủ, trên khu vực bếp nấu, phòng ăn,… nên chọn khu vực thuận tiện đi lại, thoáng khí để đặt nhà vệ sinh. Ví dụ nếu 1 tầng có 2 hoặc 3 phòng ngủ thì nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí tâm điểm tiện lợi cho tất cả các phòng.
*
Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà
Trường hợp nhà không được vuông vắn thì nhà vệ sinh thường đặt ở những góc thừa, vừa hợp phong thủy lại làm cho các không gian khác được vuông vức hơn.Đối với nhà ống nhiều tầng hệ thống nhà vệ sinh sẽ được lắp theo trục đứng để lắp được điện nước hợp lý. Nhà vệ sinh cũng nên bố trí ở cuối cùng căn nhà để tránh đối diện cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng bếp.

Xem thêm: Top Các Cách Giảm Mỡ Bụng Cho Hoc Sinh Khoa Học Nhất Năm 2020


Trong xây dựng nhà ở, gầm cầu thang thường là khoảng không gian trống, thường được tận dụng làm góc nhỏ học tập, làm việc, bố trí tủ đồ hay làm nhà vệ sinh. Tuy nhiên việc làm giường ngủ hoặc nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang được xem là không tốt về mặt phong thủy.
*
Cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Nếu bạn là người coi trọng yếu tố phong thủy thì tốt nhất không nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí này. Trong trường hợp diện tích khiêm tốn buộc phải đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang và không thể bố trí ở vị trí khác hãy tìm cách hóa giải.Cách hóa giải nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chuẩn phong thủyTuy không có một kết luận chính thức về việc đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang ảnh hưởng xấu đến phong thủy, tuy nhiên một số người có quan niệm có thờ có thiêng có kiêng có lành, vậy thì bạn hãy tham khảo những cách sau:
Thứ nhất: Bạn có thể đặt chậu cây xan cạnh nhà vệ sinh để đảm bào nguồn vượng ví, hóa giải âm khí tại đó.Thứ hai: Bạn có thể tham khảo cách của một số người thường dặt đá thạch anh bảo bình trong phòng tắm giúp cân bằng âm khí, do thạch anh bảo bình mang tính dương.Nếu muốn yên tâm hơn bạn hãy tìm thầy phong thủy chuyên nghiệp để hóa giải theo ngũ hành.

Xem thêm: Cách Xem Ai Đã Unfriend Mình Trên Facebook Chính Xác Nhất, 3 Cách Xem Ai Đã Hủy Kết Bạn Trên Facebook


Để căn phòng vệ sinh trong nhà ống được thoáng gió, sạch sẽ hãy thiết kế hệ thống thông gió, cửa sổ, đặc biệt với nhà vệ sinh nhỏ việc này sẽ giúp duy trì sự thoáng đãng, đẩy luồng khí từ nhà vệ sinh ra ngoài.Với nhà vệ sinh có diện tích nhỏ hay sử dụng gạch ốp có màu sáng để tạo cảm giác tươi mới và giúp nhà vệ sinh trông rộng hơn. Trong nhà vệ sinh có thể lắp gương lớn để tạo cảm giác rộng, cơi nới không gian
Nếu bạn đang nghiên cứu phong thủy về cách đặt nhà vệ sinh để lên ý tưởng bố trí căn nhà trước khi xây dựng thì rất tốt, bạn không nên đặt nhà vệ sinh trên phòng khách. Trường hợp nhà đã xây dựng xong giờ tìm cách hóa giải, việc đầu tiên bạn nên xem xét đó là thay đổi chức năng, nên sửa thành nhà kho, phòng chứa đồ,…
Sử dụng cây xanh trang trí thêm cho căn phòngSử dụng tinh dầu thơm để loại bỏ mùi khíĐặt 1 cốc muối trắng khô nếu phòng vệ sinh ẩm thấp

Làm thêm nhà vệ sinh trong phòng ngủ


Việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ còn liên quan đến việc cấp điện, nước, nên cần phải có sự bố trí phù hợp.Đầu tiên phải xác định diện tích hợp lý cho nhà vệ sinh: Thường từ 2m2 – 4m2, hoặc lớn hơn tùy thuộc vào diện tích lớn nhỏ của căn nhà hay phòng ngủ.
Nhà vệ sinh cũng nên đặt theo nguyên tắc tọa hung hướng cát nếu bạn quan tâm tới phong thủy.Bên cạnh đó vì là nơi thủy khí nặng, không nên đặt ở 2 Đông Bắc, Tây Nam vì đây là phương vị thổ khí, sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tài vận. Cũng không nên đặt hướng Nam có hỏa khí, xung khắc với nhà vệ sinh.Bên trong nhà vệ sinh khi bố trí các thiết bị bạn cũng cần lưu ý: Bồn cầu nên đặt chéo hoặc vuông góc với cửa phòng vệ sinh ở vị trí kín đáo, không nên đặt hướng bồn cầu cùng hướng cửa nhà; Không đặt bồn cầu hướng thẳng vào giường, cũng không nên đặt ở hướng Bắc, tránh hình thành cục diện Lửa – NướcCách hóa giải cửa nhà vệ sinh đối diện giường ngủ- Thay đổi hướng giường- Làm rèm hoặc vách ngănCách hóa giải đầu giường sát hoặc đối diện tường nhà vệ sinh